Cựu Tổng thống Trump và đội ngũ giúp việc dường như đã quen đương đầu với các rắc rối pháp lý,ốnglạiviệcbịtruytốởFloridabằngcáchnànhận định trận udinese kể cả 37 cáo buộc phạm tội hình sự trong bê bối lưu giữ tài liệu mật ở tư dinh Mar-a-Lago, bang Florida.
Trải qua 2 cuộc luận tội tại Hạ viện, nhiều cuộc điều tra hình sự, chứng kiến cựu kế toán, cựu cố vấn và cựu quản lý chiến dịch vận động tranh cử bị kết án tù cũng như vụ truy tố cấp bang ở New York, ông Trump và những người ủng hộ ông hiểu rõ vấn đề này.
Theo báo New York Times, chiến lược ứng phó lâu nay của ông Trump bao gồm nhiều bước, từ khẳng định bản thân vô tội, tuyên bố bản thân bị đối xử bất công bằng và là nạn nhân của một âm mưu chính trị, đến trừng phạt những chính khách cùng đảng Cộng hòa không trung thành; trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông và thu hút các nhà tài trợ nhỏ lẻ.
Các đồng minh coi việc bị truy tố là cơ hội để ông Trump kết thúc sớm cuộc đua sơ bộ nhằm giành chiếc vé đại diện GOP tranh cử tổng thống trước cả khi các cử tri trong đảng nghĩ đến nó. Cựu lãnh đạo Nhà Trắng có thể làm điều đó bằng cách khắc họa năm 2024 như cuộc chiến với đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ.
Cho đến mãi gần đây, các siêu ủy ban hành động chính trị (PAC) ủng hộ ông Trump và phong trào “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” (MAGA) do ông khởi xướng đã tập trung công kích đối thủ chính cùng đảng GOP - Thống đốc bang Florida Ron DeSantis.
Tuy nhiên, thông điệp đã thay đổi sau khi các công tố viên liên bang ngày 9/6 công bố bản cáo trạng chống lại ông Trump. Một đoạn quảng cáo mới ám chỉ ông Trump đang trực tiếp chống lại ông Biden.
“Điều tốt duy nhất về việc bị truy tố là khiến tỉ lệ tín nhiệm của cử tri dành cho tôi tăng lên”, ông Trump lạc quan tuyên bố tại một đại hội cấp bang của GOP ở Georgia hôm 10/6.
Theo một người biết rõ về chiến lược, mục tiêu của động thái là thể hiện ông Trump như nhà lãnh đạo và người đại diện GOP bước vào trận chiến cam go với ông Biden và Bộ Tư pháp Mỹ, khiến các ứng viên khác cùng đảng trông nhỏ bé hơn khi so sánh.
Các nhà phân tích nhận định, cho đến nay, tác động của việc truy tố ông Trump dường như đang diễn ra theo 2 con đường song song và ngược hướng nhau.
Về mặt chính trị, ông Trump tiếp tục củng cố sự ủng hộ của GOP. Trong một cuộc thăm dò dư luận của kênh CBS hôm 12/6, chỉ 7% cử tri GOP dự kiến tham gia bỏ phiếu sơ bộ tiết lộ, việc truy tố sẽ thay đổi quan điểm của họ về ông Trump theo chiều hướng tiêu cực. Trong khi, số cử tri nói sẽ thay đổi quan điểm “theo chiều hướng tốt hơn” lại cao gấp đôi.
Tới 80% số cử tri GOP tham gia khảo sát cho rằng, ông Trump có thể làm tổng thống ngay cả khi bị kết án. Kết quả khảo sát mới nhất của CBS cũng cho thấy, ông Trump đang có tỉ lệ ủng hộ áp đảo (61%) trước đối thủ bám đuổi gần nhất DeSantis (23%).
Về mặt pháp lý, tính cụ thể và bằng chứng ban đầu được trình bày trong tài liệu buộc tội được công bố tuần trước đã cho thấy mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Các bằng chứng bao gồm một đoạn ghi âm, trong đó ông Trump tuyên bố đang có một hồ sơ mật trước mặt và thừa nhận ông không còn quyền giải mật nó nữa; các bức ảnh chụp tài liệu nằm rải rác trên sàn phòng lưu trữ; đoạn video giám sát; hàng loạt báo cáo về nội dung trát hầu tòa cùng các ghi chú do các trợ lý cũng như luật sư riêng của ông soạn thảo.
"Tôi đã bị sốc bởi mức độ nhạy cảm của những tài liệu đó và số lượng tài liệu”, Bill Barr, người từng giữ vị trí Bộ trưởng Tư pháp trong chính quyền Trump bày tỏ trong một chương trình của đài Fox News hôm 11/6.
Theo cây bút bình luận Anthony Zurcher của BBC, nếu ông Trump bị phát hiện vi phạm Đạo luật Gián điệp liên bang, đặt an ninh quốc gia vào tình thế nguy hiểm, điều đó có thể tạo ra khác biệt quan trọng tại tòa án cũng như ảnh hưởng đáng kể đến dư luận trước thềm cuộc bỏ phiếu nội bộ GOP.
Ông Zurcher tin, so với vụ truy tố cấp bang ở New York, cựu Tổng thống sẽ khó quy kết vụ truy tố cấp liên bang ở Florida là âm mưu hạ bệ ông của phe Dân chủ hơn. Lí do vì, Công tố viên đặc biệt Jack Smith do Bộ Tư pháp bổ nhiệm phụ trách cuộc điều tra bê bối tài liệu mật, từng truy tố cả các thành viên Dân chủ lẫn đảng Cộng hòa trước đây. Nhiều người Mỹ gần đây đã bị kết án tù vì những cáo buộc tương tự như ông Trump.
Hơn nữa, việc cùng lúc phải lo đối phó với 2 vụ truy tố có thể tác động đến lịch trình vận động tái tranh cử của cựu lãnh đạo Nhà Trắng. Trong lúc chuẩn bị lên đường tới Miami để trình diện tòa án liên bang, ông Trump còn phải nhận tin buồn khi 2 luật sư riêng bất ngờ xin rút lui, buộc nhóm pháp lý của ông phải gấp rút tìm người thay thế.
Các diễn biến kịch tính trên cho thấy cuộc đua trở lại Nhà Trắng của ông Trump đang đối mặt nhiều chông gai. Song, với một người nhiều kinh nghiệm xử lý các thách thức pháp lý như cựu Tổng thống, dư luận vẫn nín thở chờ xem ông sẽ vượt qua sóng gió hiện tại như thế nào.