-Tôi gặp lại chú Nguyễn Hữu Định tại một ngã tư,ảilòngcủangườichasốngtrongốngcốngnuôiconthủthống kê phạt góc giữa trưa hè nắng như đổ lửa của Hà Nội. Chú vừa kết thúc một "cuốc" xe ôm - công việc mới - và đồng ý "tranh thủ ngồi với tôi một lát" bên quán nước dọc đường.
Ba năm trước, chú Định từng được nhiều người biết tới với biệt danh "ông bố sống trong ống cống" nuôi 2 con đỗ thủ khoa. Chú Định có 2 người con song sinh Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Tiền đều đỗ thủ khoa Trường ĐH Y Hà Nội và ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2013.
Chú Nguyễn Hữu Định, bố của 2 thủ khoa năm 2013 đã thôi sửa xe và chuyến sang chạy xe ôm tại Hà Nội. (Ảnh: Lê Văn) |
So với 3 năm trước, chú Định nhìn bớt gầy và đen hơn. Chiếc áo sơ mi đã bạc màu và sờn cổ nhưng khá phẳng phiu...
Từ sau khi hai con trai vào đại học, chú Định đã thôi cuộc sống trong ống cống trước đây. Thế nhưng, hành trình "ở trọ trần gian" – cách chú Định nói về cuộc sống trong ống cống trước kia - vẫn chưa kết thúc.
Giờ đây, ba cha con thuê một phòng trọ nhỏ trong một ngõ nhỏ của con phố Tôn Thất Tùng, gần Trường ĐH Y - nơi Tiến theo học.
Cô Thanh - vợ chú Định, thỉnh thoảng lên ở cùng ba bố con vài ngày mỗi dịp "tiếp tế" gạo và thực phẩm từ quê.
Chi phí cho tiền phòng trọ, tiền điện nước rồi gửi xe của 3 bố con cũng mất hơn 4 triệu mỗi tháng. Gạo được gửi từ nhà lên nhưng các khoản chi phí cho ăn uống khác cũng như học phí của 2 em là gánh nặng lớn với chú, nhất là công việc xe ôm vốn khá thất thường về thu nhập.
"Mỗi tháng, chú chạy xe chỉ để dành được 3-4 triệu rồi đưa cả cho cô. Phần còn lại đều do cô tự trang trải cả" - chú Định chia sẻ.
Cô Thanh hiện chỉ ở quê làm ruộng, trồng rau chứ không còn đi làm thêm như trước.
Dù đã chuyển sang công việc chạy xe ôm hơn 2 năm nay nhưng bộ đồ nghề sửa xe chú vẫn mang theo bên mình. "Khi nào trên đường có người không may gặp sự cố, mình có sẵn đồ nghề để giúp họ".
Công việc bấp bênh, chi phí cho cuộc sống của ba cha con giữa Hà Nội rất đắt đỏ, song chú Định quyết tâm "vẫn phải cố gắng chắt bóp để Tiến và Tiền yên tâm học tập."
Việc học của Tiến và Tiền ở trường khá bận rộn nên dù rất muốn giúp bố song hai em không có thời gian. Chú Định cũng không yêu cầu hai con phải phụ giúp mình để dành toàn bộ thời gian cho việc học, dù chú khẳng định nhiều lần rằng, Tiến và Tiền hiện giờ đã có thể đi làm thêm và kiếm tiền.
"Thằng Tiến thì sáng đi học ở trường, chiều lại tới các bệnh viện để trực. Còn thằng Tiền thì vừa học ở Bách khoa lại vừa học thêm một bằng ở Aptech".
"Giờ chúng nó học những thứ kiến thức vượt quá tầm của mình rồi nên chú không còn quan tâm sâu sát được như trước kia" - chú cười hồn hậu.
Tôi nói đùa: "Chú cố gắng vài năm nữa, khi các em học xong ra trường sẽ đến lúc báo đáp công ơn."
Chú mỉm cười: "Mình chỉ biết cố gắng để nuôi chúng nó ăn học nên người chứ mong gì chúng nó báo đáp được mình. Hơn nữa, thời buổi hiện nay, học xong đại học rồi cũng đâu dễ kiếm được việc làm như trước".
"Thằng Tiến năm nay mới học năm thứ 3 - tức là còn phải học tới 4 năm nữa mới ra được trường. Bốn năm nữa cũng bằng nuôi một đứa học đại học nữa đấy"- chú Định trải lòng.
Tôi kể rằng, trước khi tới gặp chú, tôi đã liên hệ với Tiến để gặp nhưng em từ chối và nói với tôi rằng nhiều bạn khác đáng để viết hơn trường hợp của em. Chú Định cũng gật gù đồng tình: "Thật ra, câu chuyện của chú cũng không có gì đặc biệt".
"Ông bố bà mẹ nào lại chẳng muốn con mình ăn học tới nơi tơi chốn? Có vất vả, khó khăn một chút cũng là chuyện bình thường thôi".
Sau khi Tiến và Tiền vào đại học không lâu, hai người con lớn của chú cũng lần lượt tốt nghiệp đại học. Hiện tại, cô chị cả học ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tốt nghiệp, kết hôn, sinh con và đang làm hợp đồng tại một trang tin điện tử. Cô chị thứ 2 cũng đã tốt nghiệp CĐ Xây dựng và cũng đã đi làm."Chúng nó vẫn chưa giúp gì được bố mẹ và hai em đâu nhưng tự lo được cho bản thân như thế cũng đỡ gánh nặng đi phần nào" - chú Định bùi ngùi.
Chú Định bắt tay chào tôi sau khi nhất định dắt ra chiếc xe máy của chú, mở cốp xe chỉ bộ đồ nghề sửa xe cũ mà chú nói vẫn mang theo bên mình. Rồi chú nói giờ chú cũng chạy qua nhà “lùa” tạm bát cơm nguội hay ăn bát mì tôm cho qua bữa để chiều lại chạy xe tiếp.
“Thằng Tiến hôm nay vẫn tới bệnh viện trực tối khuya mới về còn thằng Tiền thì tranh thủ mấy ngày nghỉ về quê phụ mẹ cấy lúa” – chú Định ngoái lại vui vẻ nói với tôi trước khi lái xe đi.
Bóng người cha tất tả như nhòe đi dưới hơi nóng hầm hập của mặt đường.
Trưa Hà Nội vẫn như đổ lửa.