Vào rạng sáng ngày 19/4,óthểlàmgìđểngănchặnđòntấncôngtừu23 úc vs Israel đã phóng tên lửa đạn đạo vào Iran khiến radar của một trong những hệ thống S-300 do Nga sản xuất bị phá hủy. Vụ việc xảy ra ở thành phố Isfahan có thể buộc Tehran phải nâng cấp năng lực phòng không, mà có thể là mua thêm hệ thống tiên tiến hơn do Nga sản xuất để ngăn chặn đòn tấn công quy mô lớn từ phía Israel.
Theo tờ Business Insider, ông Arash Azizi, giảng viên về lịch sử và khoa học chính trị tại Đại học Clemson, nhận định “các cuộc tấn công sẽ cung cấp thông tin hoạt động có giá trị cho những người phụ trách phòng thủ tên lửa của Iran để họ hiểu rõ hơn về giới hạn của mình”.
Israel được cho sở hữu nhiều tên lửa đạn đạo có thể phóng từ chiến đấu cơ như tên lửa siêu vượt âm Rampage dài hơn 4,5m có trọng lượng hơn 544kg. Phía Anh đã bày tỏ muốn mua loại tên lửa này.
Ông Freddy Khoueiry, nhà phân tích an ninh toàn cầu khu vực Trung Đông và Bắc Phi tại công ty tình báo RANE, cho rằng khả năng Israel đã sử dụng tên lửa Rampage trong vụ tấn công vào Iran hôm 19/4. Song theo ông, các mảnh vỡ tên lửa được phát hiện ở Iraq lại cho thấy nhiều khả năng Israel đã sử dụng tên lửa Blue Sparrow có tầm bắn 2.000km.
Trên thực tế, năng lực phòng không của Iran đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây. Đầu những năm 2000, radar của Iran không thể phát hiện máy bay không người lái (UAV) của Mỹ và Israel hoạt động trong không phận Iran.
Song điều này đã thay đổi. Iran đã bắn hạ 1 UAV trinh sát RQ-4A Global Hawk hiện đại của Mỹ vào năm 2019 bằng hệ thống tên lửa phòng không tầm xa Khordad-3 nội địa.
Ông Khoueiry nói: “Trong vài năm qua, Iran đã đầu tư rất mạnh vào năng lực phòng không, đồng thời nhận ra điều đó có thể là không đủ để chống lại các loại vũ khí công nghệ tiên tiến của Israel hoặc Mỹ trong một cuộc xung đột tiềm tàng”. Đây cũng là lý do Iran đặt những cơ sở nhạy cảm nhất ở vùng núi.
S-300PMU-2 là hệ thống phòng không tiên tiến nhất mà Iran mua từ Nga. Sau khi thành phố Isfahan bị tấn công, khả năng Tehran có thể mua thêm các hệ thống tiên tiến hơn của Nga như S-400.
Ông Khoueiry không loại trừ khả năng Iran tìm kiếm S-400, bởi hệ thống này "có khả năng tàng hình tiên tiến hơn", và có thể theo dõi máy bay hoạt động ở độ cao thấp. Những khả năng này là "rất quan trọng" để bảo vệ các cơ sở trọng yếu của Iran, đặc biệt là khi S-300 đã không thể đánh chặn vũ khí của Israel hôm 19/4.
Ông Azizi cũng chung nhận định khi nhấn mạnh việc mua S-400 là “rất quan trọng” đối với Iran. Song Iran chưa thể chắc chắn về thương vụ này, dù trong xung đột Nga – Ukraine, Moscow được cho đã sử dụng hàng nghìn UAV Shahed và hàng trăm tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Iran.
“Moscow sẽ là người ra quyết định quan trọng, không phải Tehran. UAV Iran rất quan trọng đối với Moscow, nhưng không phải là không thể thay thế”, ông Azizi nói.
Tuy nhiên, Iran vẫn có thể sử dụng các hệ thống phòng không nội địa như hệ thống Khordad-3 đã hạ gục UAV Global Hawk của Mỹ, và Bavar 373. Bởi theo ông Khoueiry, “trên lý thuyết, các hệ thống này của Iran sẽ hoạt động tốt hơn S-300, vì Iran đã nâng cấp Bavar 373 vào năm 2022 và tuyên bố hệ thống này là đối thủ cạnh tranh của S-400”. Cũng theo ông, khả năng phát hiện sớm mục tiêu của các hệ thống phòng không Iran sẽ giúp những vũ khí này có “thêm cơ hội” ngăn chặn tên lửa Israel.
Nhưng ông Azizi lại cho rằng, các hệ thống phòng không nội địa của Iran “khó có thể" sánh được với các hệ thống tương tự của Nga. “Đây là những hệ thống ấn tượng do Iran tự phát minh, nhưng cuối cùng chúng không thể so được với khả năng tấn công đáng kể của Israel”, ông Azizi kết luận.