Những ngày qua,ộYtếyêucầulàmrõvụhọcphíngànhyĐạihọcYDượkết quả norwich city thông tin Trường ĐH Y Dược TP.HCM công bố mức học phí năm học 2020 – 2021, trong đó nhiều ngành học có mức tăng gấp 4-5 lần so với năm 2019 đã gây xôn xao dư luận.
Cụ thể, cao nhất là ngành Răng-Hàm-Mặt với học phí 70 triệu đồng/năm, ngành Y khoa 68 triệu đồng/năm, Kỹ thuật phục hình răng 55 triệu đồng/năm, Dược học 50 triệu đồng/năm.
Trường cũng dự kiến học phí mỗi năm tiếp theo sẽ tăng thêm 10%. Trong khi mức học phí hiện tại của trường chỉ là 1,3 triệu đồng/tháng, tương đương 13 triệu đồng/năm.
Bảng học phí trường ĐH Y dược TP.HCM cho năm học 2020-2021
Trao đổi với VietNamNet, ông Ngô Vũ Thắng, Trưởng phòng Tài chính sự nghiệp, Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết, trường ĐH Y Dược TP.HCM là 1 trong 11 trường đào tạo y, dược trực thuộc Bộ Y tế. Đơn vị bắt đầu thực hiện tự chủ từ năm 2020. Tuy nhiên, thời điểm trường công bố mức học phí mới, Bộ không hề nhận được thông báo.
“Ngay trong sáng nay, chúng tôi sẽ có văn bản gửi Bộ Tài chính và Bộ GD-ĐT xin ý kiến về việc tăng học phí của các trường tự chủ chi thường xuyên?”, ông Thắng thông tin.
Theo ông Thắng, bản thân ông nắm thông tin qua báo chí, ngay sau đó đã gọi điện cho trường hỏi cụ thể, nhận được câu trả lời rằng trường xây dựng giá học phí mới theo luật Giáo dục đại học sửa đổi. Bảng giá này đã được Hội đồng nhà trường thông qua.
Ông cũng đã yêu cầu trường gửi bảng định mức kinh tế khi xây dựng giá từng ngành học nhưng hiện vẫn chưa nhận được.
“Giờ chúng tôi chưa thể đánh giá mức học phí như vậy có hợp lý không. Vì để xây dựng giá học phí phải căn cứ vào định mức kinh tế kĩ thuật nhưng hiện chưa có bảng đó nên không biết cụ thể họ xây dựng trên cơ sở nào, kết cấu gồm những gì”, ông Thắng nói.
Mặc dù vậy, trưởng phòng Tài chính sự nghiệp của Bộ Y tế cho rằng, tăng học phí cần có lộ trình phù hợp.
Ông Thắng cho hay, hiện các cơ sở giáo dục xây dựng giá học phí theo Thông tư 14 của Bộ GD-ĐT, quy định chi tiết định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ đào tạo.
Trong đó có 2 loại hình: Thứ nhất, các trường sử dụng ngân sách nhà nước, sẽ áp theo định mức kĩ thuật do Bộ GD-ĐT ban hành, trên cơ sở đó các trường xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị mình nhưng không được vượt quá mức trần.
Thứ hai, các trường thực hiện tự chủ chi thường xuyên sẽ tự xây dựng mức giá trên cơ sở định mức kinh tế kĩ thuật do trường ban hành.
Khi đó, nhiều trường tự chủ dù cùng ngành học nhưng có thể sẽ có nhiều mức học phí khác nhau do cách đào tạo, cơ sở vật chất… khác nhau.
Theo thông tư 14, chi phí đào tạo trực tiếp chiếm 62%, trong đó tiền lương chiếm 33%; chi phí quản lý, chi phí gián tiếp chiếm 25%, còn lại là chi phí cho thu nhập tăng thêm, phúc lợi lễ tết, các quỹ…
Thúy Hạnh
Thông tin Trường ĐH Y Dược TP.HCM tăng học phí gấp 5 lần so với hiện tại, với ngành cao nhất lên tới 70 triệu đồng/năm (khoảng nửa tỷ đồng/6 năm học) đang gây xôn xao dư luận.