Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Thể thao >30 năm giữ Tràm Chim, thấy sếu lòng vẫn xốn xang như người thương qua ngõ_lịch bóng đá cúp liên đoàn anh

30 năm giữ Tràm Chim, thấy sếu lòng vẫn xốn xang như người thương qua ngõ_lịch bóng đá cúp liên đoàn anh

2025-01-17 13:06:27 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:Cúp C2 View:579lượt xem

30 năm giữ Tràm Chim,ămgiữTràmChimthấysếulòngvẫnxốnxangnhưngườithươngquangõlịch bóng đá cúp liên đoàn anh thấy sếu lòng vẫn xốn xang như người thương qua ngõ

Nguyễn CườngNguyễn Cường

(Dân trí) - Nửa cuộc đời gắn với rừng Tràm Chim, ông Chánh coi nơi đây là nhà, coi những con sếu là anh em ruột thịt. Đã hàng chục năm ngắm sếu, nhưng mỗi khi thấy loài chim quý tung cánh lòng ông vẫn xốn xang.

Mong một ngày tương lai sếu lại bay rợp trời

Ông Đỗ Minh Chánh (59 tuổi) đã làm bảo vệ ở Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) hơn 30 năm. Vợ chồng ông ở trong ngôi nhà nhỏ khuất dưới bóng rừng Tràm Chim.

30 năm giữ Tràm Chim, thấy sếu lòng vẫn xốn xang như người thương qua ngõ - 1

Ông Chánh chuẩn bị đi tuần tra rừng Tràm Chim (Ảnh: CTV).

"Ngày nào cũng lái tắc ráng (thuyền nhỏ) đi tuần tra, tôi thuộc mọi góc của khu rừng. Có khi nhìn vào vạt rừng rộng lớn, một tổ chim vừa xuất hiện tôi cũng nhận ra ngay", ông Chánh tươi cười nói về sự thân thuộc của mình với rừng.

Ông Chánh kể, hơn 30 năm qua, có những lần rừng cháy ông là người đầu tiên đến hiện trường. Chữa cháy xong, lực lượng về hết, ông Chánh sẽ luôn là người về sau cùng.

Cũng hơn 30 năm qua, ông Chánh nhiều lần là người đầu tiên phát hiện sếu đầu đỏ đáp xuống lõi vườn quốc gia. Với ông, cảnh những cánh sếu chao nghiêng trên vạt rừng tràm luôn là huyền thoại, khiến lòng ông xốn xang như thấy người thương về qua trước ngõ.

30 năm giữ Tràm Chim, thấy sếu lòng vẫn xốn xang như người thương qua ngõ - 2

30 năm qua, nhiều lần ông Chánh là người đầu tiên phát hiện sếu đáp xuống Tràm Chim (Ảnh: CTV).

"Rừng cháy, tôi cảm giác lòng mình còn đau hơn nhà cháy. Ở lâu, gắn bó với rừng, anh em bảo vệ sẽ tự sinh ra một thứ tình cảm coi rừng như máu thịt, coi chim chóc như người thân.

Đến mùa nhưng sếu chưa về, tôi ngủ không yên. Nhiều khi nằm nghỉ trưa, nghe tiếng na ná sếu kêu là tỉnh liền, lao vội lên chòi ngóng coi phải sếu đến không", người đàn ông chia sẻ.

Trong ký ức của người bảo vệ rừng, những năm 90 của thế kỷ trước, có khi cả ngàn con sếu cùng đáp xuống rừng. Chim tung cánh che mờ cả ánh mặt trời.

"Sếu thường về dịp gần Tết ta. Loài chim này cao lớn đặc biệt, nổi bật giữa rừng với cái đầu đỏ vươn cao. Tiếng sếu rất đặc trưng, vang vọng đến 5km giữa tán rừng", ông Chánh nói.

Ngóng trông sếu là thế, nhưng từ năm 2017 đến nay, có năm chỉ vài ba con sếu về Tràm Chim, có năm sếu chỉ đáp xuống rồi cất cánh bay đi, có những năm ngóng mãi nhưng sếu không về, khiến ông Chánh và những đồng nghiệp "rất đau lòng".

30 năm giữ Tràm Chim, thấy sếu lòng vẫn xốn xang như người thương qua ngõ - 3

Đã có thời sếu đầu đỏ bay rợp trời Tràm Chim (Ảnh: CTV).

Ông Chánh cho biết không chỉ riêng ông hay cán bộ vườn quốc gia mà tất cả người dân quanh Tràm chim đều rất vui khi đề án bảo tồn sếu được triển khai. "Chúng tôi từng rất sợ con cháu mai sau sẽ chỉ biết sếu qua lời kể. Mọi người đều mong chờ một ngày nào đó sếu lại bay rợp trời Tràm Chim", ông Chánh trải lòng.

Đàn sếu sẽ ở lại quanh năm với Tràm Chim

Vườn quốc gia Tràm Chim rộng khoảng 7.500ha, có rừng tràm và đồng cỏ ngập nước. Nơi đây có nhiều loài sinh vật quý, đặc biệt là sếu đầu đỏ.

Sếu đầu đỏ được Sách Đỏ quốc tế xếp vào nhóm động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Loài chim này đặc trưng với kích thước lớn, đầu đỏ, chỉ sống ở những vùng đất trong lành khu vực Đông Nam Á lục địa.

30 năm giữ Tràm Chim, thấy sếu lòng vẫn xốn xang như người thương qua ngõ - 4

Sinh cảnh đặc trưng của Tràm Chim là rừng tràm và đồng cỏ ngập nước (Ảnh: Nguyễn Cường).

Ông Bùi Thanh Phong, Phó giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim, cho biết, trước đây môi trường khu bảo tồn rất phù hợp cho sếu tìm về. Tuy nhiên do việc trữ nước chống cháy rừng cùng hoạt động thâm canh lúa quanh vùng đã khiến môi trường thay đổi. Thức ăn chính của sếu là cỏ năn không phát triển nên sếu về ít dần rồi biến mất trong 2 năm gần đây.

Với đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ,  tỉnh Đồng Tháp đặt mục tiêu đến năm 2032 sẽ có 60 cá thể sếu được đưa từ Thái Lan về. Sếu được nuôi trong các nhà lồng, sau đó thả ra môi trường tự nhiên ở Tràm Chim.

Tỉnh Đồng Tháp kỳ vọng sẽ có 50 cá thể sếu sống tốt, ở lại quanh năm, làm tổ và sinh sản tại Tràm Chim. Đàn sếu này sẽ phát triển tự nhiên dưới sự giám sát, bảo vệ của con người.

30 năm giữ Tràm Chim, thấy sếu lòng vẫn xốn xang như người thương qua ngõ - 5

Bãi ăn cho sếu đầu đỏ đang được cải tạo (Ảnh: Nguyễn Cường).

Song song việc bảo tồn sếu, sinh cảnh Tràm Chim sẽ được phục hồi, vùng nông nghiệp lân cận cũng được chuyển đổi từ trồng lúa thâm canh sang trồng lúa hữu cơ. Địa phương và người dân sẽ có thu nhập tăng thêm từ du lịch sinh thái gắn liền với sếu.

Ban quản lý khu bảo tồn cho biết, các công việc cải tạo sinh cảnh, tuyên truyền để người dân xung quanh chuyển sang lúa hữu cơ đang được tiến hành. Hiện vùng lõi Tràm Chim đã cơ bản phù hợp cho sếu đầu đỏ kiếm ăn, sinh sống. Hệ thống nhà lồng rộng 4ha đã hoàn thiện, sẵn sàng chăm sóc sếu giai đoạn mới tiếp nhận.

Tiến sĩ Trần Triết, chuyên gia có hơn 30 năm nghiên cứu về sếu đầu đỏ nhận định đề án bảo tồn sếu của Đồng Tháp là "tham vọng", nhưng tính khả thi cao. Chuyên gia cho biết Thái Lan đã thực hiện đề án tương tự và đã thành công.

30 năm giữ Tràm Chim, thấy sếu lòng vẫn xốn xang như người thương qua ngõ - 6

Nhà lồng tiếp nhận sếu giai đoạn đầu đã được hoàn thiện (Ảnh: Nguyễn Cường).

Ông Triết cho rằng yếu tố quyết định thành công của đề án là khôi phục sinh cảnh Tràm Chim và vùng phụ cận, việc này cần sự quyết tâm của ngành chức năng và sự chung tay của cộng đồng. Vị chuyên gia đánh giá mọi yếu tố cần thiết đã hội tụ, ông tin Đồng Tháp sẽ thực hiện được đề án, Tràm Chim sẽ mãi là "đất lành chim đậu".

Tác Giả:Ngoại Hạng Anh
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái