LTS:Hiện nay,Đểngườigiàláixerađườngđượcantoànantâlịch thi đấu cúp quốc gia việt nam hình ảnh những cụ ông, cụ bà trên dưới 70 tuổi điều khiển ô tô, xe máy lưu thông trên đường khá phổ biến. Tuy nhiên, với độ tuổi này, liệu các cụ lái xe có an toàn? Ban Ô tô xe máy mở Diễn đàn "Người già lái xe" nhằm tìm ra giải pháp hữu ích để những bậc cao niên được tham gia giao thông một cách an toàn hơn.
Trân trọng mời bạn đọc tham gia với bài viết góc nhìn về vấn đề này, hoặc kể về trải nghiệm lái xe của riêng mình. Mọi tin bài xin gửi về email: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Người già lái xe là xu hướng tất yếu
Theo số liệu từ Tổng cục Đường bộ Việt Nam, toàn quốc hiện có 58.230.006 Giấy phép lái xe (GPLX) các loại, trong đó 48.408.499 GPLX mô tô và 9.821.507 GPLX ô tô.
Trong đó, độ tuổi thực tế của lái xe một số hạng GPLX ô tô phổ thông như: hạng B1 tập trung nhiều từ 32-45 tuổi; hạng B2 tập trung nhiều từ 19-44 tuổi; hạng C tập trung nhiều từ 21-36 tuổi. Độ tuổi này sẽ tăng hàng năm vì quy định hiện nay gần như không có “cận trên” về độ tuổi đối với lái xe.
Lượng người cao tuổi vẫn trực tiếp lái xe ngày một gia tăng. (Ảnh: Hoàng Hiệp) |
Trao đổi với VietNamNet, ông Vũ Văn Thanh – Phó vụ trưởng Vụ Quản lý phương tiện và người lái, Tổng Cục đường bộ Việt Nam cho biết, Luật Giao thông đường bộ hiện hành không giới hạn độ tuổi đối với người lái xe, trừ GPLX hạng E - điều khiển ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ.
“Về người cao tuổi lái xe, hiện nay không cấm những người này điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Nhưng theo quy định, người điều khiển phương tiện dù ở độ tuổi nào cũng phải có GPLX phù hợp và đáp ứng tiêu chuẩn về sức khỏe người lái xe”, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý phương tiện và người lái chia sẻ.
Một số chuyên gia về xã hội đánh giá, với sự phát triển về kinh tế - xã hội cùng với sự “già hoá” về cơ cấu dân số thì việc ngày càng có nhiều người cao tuổi tự đi xe ra đường là điều bình thường và đó là xu hướng tất yếu của xã hội.
Người già với kinh nghiệm sau nhiều năm lái xe thường nắm rõ và tuân thủ luật giao thông đường bộ. Rào cản duy nhất của các “cụ” lái xe có lẽ chỉ còn là các vấn đề về sức khoẻ. Nếu có những giải pháp hỗ trợ, các “cụ” hoàn toàn có thể lái xe an toàn, giúp cuộc sống thú vị và có ích hơn.
Thay vì kỳ thị, cấm đoán, những người trẻ nên có cái nhìn lạc quan hơn về vấn đề này. Quan trọng nhất là có những giải pháp để người người cao tuổi có thể yên tâm lái xe an toàn nếu sức khoẻ cho phép.
Nên sớm “số hoá” tình trạng sức khoẻ người lái.
Phó vụ trưởng Vụ Quản lý phương tiện và người lái Nguyễn Văn Thanh cho rằng, đối với người cao tuổi, khả năng quan sát, nghe, phản xạ sẽ kém hơn, do đó khi tự lái xe sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông hơn, đặc biệt với những người mắc các bệnh nền như tim mạch, cao huyết áp,…
“Người già khi ra đường thì yếu tố sức khoẻ là rất quan trọng, sự an toàn không chỉ của người già mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân, gia đình, xã hội. Hơn ai hết, những người tuổi đã cao cần tự đánh giá sức khoẻ của bản thân khi tham gia giao thông”, ông Thanh nói.
Đồng thời, ông Thanh cũng chia sẻ, có rất nhiều giải pháp để người già lái xe an toàn, ví dụ như sắp tới sẽ xây dựng hệ thống cung cấp dữ liệu công khai, minh bạch về sức khoẻ, và có thể kết nối, tích hợp với các cơ sở dữ liệu khác về dân cư nói chung và người lái xe nói riêng.
“Ví dụ như nếu một người cao tuổi bị bệnh tim mạch, bác sĩ đã chỉ định trong hồ sơ là không được lái xe. Thông tin này sẽ được đồng bộ hoá lên cơ sở dữ liệu, và GPLX của người này sẽ bị “khoá”, ông Nguyễn Văn Thanh nêu ý kiến.
Muốn đạt được như vậy thì điều kiện cần là phải “số hoá” được cơ sở dữ liệu dân cư, trong đó có dữ liệu về sức khoẻ. Điều kiện đủ là cần có cơ chế bắt buộc định kỳ kiểm tra sức khoẻ để đảm bảo đủ tiêu chuẩn sức khoẻ để lái xe đối với người cao tuổi. Tuy vậy, đó là câu chuyện của “thì tương lai”.
Chia sẻ với VietNamNet, ông Thanh đưa ra lời khuyên cho người cao tuổi, nhất là những người có bệnh mãn tính cần hạn chế điều khiển phương tiện tham gia giao thông tại các khu vực có mật độ phương tiện cao do phải thường xuyên xử lý các tình huống bất ngờ, lưu thông trên đường cao tốc và tại các thời điểm bị hạn chế tầm quan sát như trời tối, sương mù, mưa. Ngoài ra, không nên lái xe liên tục trong thời gian dài.
Còn chuyên gia về lái xe an toàn Dương Trung Kiên cho rằng, với người cao tuổi, cần chọn những loại xe có trang bị một số tính năng hỗ trợ người lái nhằm hạn chế tối đa mọi sự rủi ro do “mắt mờ, chân chậm” như cảm biến va chạm, hệ thống phanh tự động, hệ thống ổn định làn đường,…
“Hiện nay, những dòng xe tầm trung khoảng trên dưới 1 tỷ đồng cũng đã có trang bị sẵn những tính năng này, rất phù hợp cho người già điều khiển. Nếu được hỗ trợ bởi công nghệ, những người cao tuổi hoàn toàn có thể lái xe tốt hơn cả những người trẻ”, ông Kiên nhận định.
Tại Nhật Bản, xe do người già trên 70 tuổi điều khiển bắt buộc phải được dán một ký hiệu "lá 4 cánh" để giúp phân biệt khi tham gia giao thông. (Ảnh: Providecars.co.jp) |
Nhiều chuyên gia giao thông cũng cho rằng, nên học tập ngay các nước đi trước và có nhiều tương đồng với Việt Nam như Nhật Bản, Trung Quốc trong quản lý người cao tuổi lái xe.
Tại Nhật Bản, người già trên 75 tuổi được kêu gọi tự nguyện nộp lại GPLX, đồng thời kiểm tra sức khoẻ định kỳ 3 năm/lần mới được gia hạn GPLX. Người già cũng được dán một ký hiệu riêng lên xe để nhận biết khi ra đường.
Còn tại Trung Quốc, những tài xế trên 70 tuổi đã có GPLX sẽ phải xét cấp lại mỗi năm một lần, chủ yếu là phải nộp giấy chứng nhận sức khoẻ đủ khả năng lái xe cho cơ quan quản lý.
Nhiều chuyên gia giao thông cũng đồng tình rằng, dù các nước có những cách này hay cách khác nhằm quản lý tài xế lớn tuổi nhưng giải pháp chung cho mọi quốc gia vẫn là đẩy mạnh giao thông công cộng tập trung ưu tiên cho những người già.
Từ 1/9/2019, hàng chục ngàn người cao tuổi tại Hà Nội được làm thẻ xe buýt miễn phí. (Ảnh: Hoàng Hiệp) |
Hiện nay, tại Hà Nội đã thực hiện miễn phí vé xe buýt cho người trên 60 tuổi. Đây cũng được coi là một trong những giải pháp khuyến khích người cao tuổi sử dụng các loại hình vận tải công cộng và bỏ dần phương tiện cá nhân như một cách di chuyển vừa an toàn, vừa văn minh.
Hoàng Hiệp
Hình ảnh những người cao tuổi lóng ngóng đi xe máy hay lái ô tô ra đường trong bối cảnh giao thông ở Việt Nam còn nhiều bất cập, khiến nhiều người không khỏi "ái ngại".