Dịch Covid-19 xảy ra,ấtviệccôngnhânnhậphộibánbuônkiếmtiềntừmớrauquảdừcoi keo banh tại TP.HCM, hàng loạt doanh nghiệp bị ảnh hưởng, hàng nghìn lao động bị ngưng việc, nghỉ việc. Nhiều công nhân cho biết do công ty không có đơn hàng họ chỉ làm việc cầm cự 3 ngày/tuần và nhận lương chỉ một nửa.
Không sống nổi với mức lương 3-4 triệu đồng/tháng, nhiều công nhân phải bỏ về quê hoặc chuyển việc bán buôn để kiếm thêm thu nhập sống qua ngày.
Chị Thu An, quê An Giang làm công nhân da giày ở khu chế xuất Linh Trung, Thủ Đức là một ví dụ.
Chị cho biết, bản thân đi làm công nhân đã gần 20 năm. Từ nhiều tháng nay công ty chị hoạt động cầm chừng, ngày làm ngày nghỉ. Thu nhập của chị giảm xuống còn 5 triệu đồng/tháng. Chị phải nuôi 3 đứa con nhỏ đang tuổi ăn, tuổi học. Chồng chị cũng đã nghỉ làm công nhân do công ty cắt giảm lao động, anh phải đi phụ hồ được ngày nào hay ngày đó.
Tranh thủ sau giờ làm, chị bán thêm bánh tráng trộn để trang trải cuộc sống.
Anh N.V.K là công nhân da giày ở khu chế xuất Linh Trung cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Khi dịch Covid-19 xảy ra, công ty cho công nhân ngày làm ngày nghỉ nhưng sau đó họ cắt giảm hoàn toàn.
Anh không có việc làm nhưng cũng không thể về quê được: "Ở quê không có việc làm mới lên thành phố làm công nhân, giờ không có tiền về quê thì chết đói mất", anh K than thở.
Để có thu nhập, anh K đi lấy rau ở chợ đầu mối bán cho công nhân. Mỗi ngày anh cũng kiếm được khoảng trên dưới 100.000 đồng, đủ trang trải phí tiền ăn, tiền trọ.
Anh K cho biết, cuộc sống khó khăn, nhiều công nhân phải ăn uống, mua sắm tằn tiện nên việc buôn bán cũng không dễ dàng. "Chỉ mong được tăng ca" là ước mong của rất nhiều công nhân nơi đây.
Công nhân sau giờ tan tầm tại khu chế xuất Linh Trung, quận Thủ Đức. |
Nhiều người cân nhắc từng bó rau, con cá.
|
Chị Thu An bán bánh tráng trộn sau giờ làm để kiếm thêm thu nhập nuôi 3 đứa con nhỏ.
|
Gia đình chị Thu An phải sống trong căn nhà chật chội.
|
Công nhân ra về trong tối muộn.
|
Những khu chợ công nhân đìu hiu trong mùa dịch. |
Thời điểm đỉnh dịch, người nghèo sống trong các khu trọ tồi tàn của thành phố như phận bèo trôi giữa dòng lũ dữ. Đại dịch tạm lắng, họ vẫn quay quắt trong những khó khăn chất chồng.