Các cuộc kiểm tra gắt gao của Bộ Di trú,ảnhbáohơnthưmờinhậphọccủasinhviênquốctếcóthểlàgiảđan mạch vs san marino Người tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC) đã phát hiện nhiều sinh viên quốc tế - vốn khai báo đã có chỗ học chính thức - có thể đã đính kèm thư mời nhập học giả để xin nhập cảnh vào Canada.
Các biện pháp kiểm tra chặt chẽ hơn được Canada áp dụng sau khi một nhóm du học sinh quốc tế, trong quá trình xin cấp quyền thường trú vào năm ngoái phải đối mặt với việc bị trục xuất do người tư vấn di trú cho họ đã nộp các thư chấp nhận nhập học giả mạo trong hồ sơ xin giấy phép du học.
Bà Bronwyn May, Giám đốc Bộ phận Sinh viên Quốc tế tại Bộ Di trú, báo cáo các nghị sĩ quốc hội vào tuần trước rằng kể từ khi IRCC bắt đầu xác minh thư mời nhập học từ các trường cao đẳng và đại học trong năm qua, các quan chức đã “chặn hơn 10.000 thư mời nhập học có thể là giả”.
Bà May cho biết, trong 500.000 thư chấp nhận nhập học được đính kèm hồ sơ xin giấy phép du học cơ quan này kiểm tra 10 tháng qua, 93% đã được xác nhận là hợp lệ. Tuy nhiên, 2% không phải là thư mời hợp lệ, 1% thí sinh bị trường đại học hoặc cao đẳng hủy chỗ học, trong khi ở một số trường hợp khác, các trường không trả lời để xác nhận liệu thư mời nhập học là hợp lệ hay không.
Bà May cho biết, IRCC đang tiến hành thêm các cuộc điều tra về nguồn gốc của các thư mời giả mạo này.
Một cựu quan chức di trú, bà Annie Beaudoin, hiện là tư vấn viên di trú được cấp phép tại Canada, cho biết bà không ngạc nhiên về quy mô của nghi vấn gian lận này.
Trên The Globe And Mail, bà Beaudoin cho biết, trước khi hệ thống kiểm tra nghiêm ngặt được áp dụng, không hiếm khi thấy các thư mời nhập học đáng ngờ. Trong một trường hợp, bà phát hiện một nhóm phụ nữ người Hàn Quốc có cùng một thư mời nhập học từ cùng một cơ sở. Họ bị nghi ngờ có liên quan đến một tổ chức buôn người.
“Đây là một hoạt động có rất nhiều gian lận. Chúng tôi rất vui khi IRCC đã triển khai biện pháp kiểm tra nhanh chóng và hiệu quả để xác nhận liệu các thư mời nhập học này có hợp pháp hay không”, bà Beaudoin cho biết.
Bà Jenny Kwan, một người chỉ trích về vấn đề nhập cư cho rằng, phát hiện gần đây của chính phủ về 10.000 thư mời nhập học giả là một điều rất đáng lo ngại. "Thật không thể chấp nhận được khi để cho các đối tượng thiếu đạo đức lợi dụng sinh viên quốc tế suốt thời gian dài như vậy. Chính phủ không chỉ cần xác định những đối tượng đó là ai, mà còn phải làm rõ các cơ sở giáo dục có thể đang hợp tác trong những kế hoạch gian lận này", bà Kwan nói.
“Điều quan trọng không chỉ là bảo vệ tính toàn vẹn của chương trình, Canada còn có trách nhiệm bảo vệ những sinh viên quốc tế bị lừa đảo".
Chính phủ Canada đã mở một cuộc điều tra vào năm ngoái đối với 2.000 trường hợp nghi ngờ liên quan đến sinh viên từ Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Họ phát hiện khoảng 1.485 người đã nhận được giấy tờ giả từ các tư vấn viên nhập cư ở nước ngoài để vào Canada.
Nhiều sinh viên bị từ chối nhập cảnh sau khi thư mời nhập học bị phát hiện là giả, nhưng một số khác đã đến được Canada.
Kể từ tháng 12 năm ngoái, các trường đại học và cao đẳng phải xác minh thư mời nhập học thông qua một cổng thông tin trực tuyến do IRCC ấn định. Vào 30/1 năm nay, biện pháp này được mở rộng với cả các đơn xin giấy phép học tập và gia hạn được nộp ở trong nước.
Ông Jeffrey MacDonald, phát ngôn viên của IRCC, cho biết việc yêu cầu các trường xác minh tính hợp lệ của thư mời nhập học “giúp ngăn chặn các đối tượng xấu” đồng thời bảo vệ sinh viên tương lai khỏi việc bị gian lận giấy tờ.
Ông nói rằng các thư mời giả mạo bao gồm các thư mời thật đã bị chỉnh sửa, thư mời không còn hiệu lực và các thư mời làm giả. Sinh viên quốc tế nếu bị phát hiện dùng giấy tờ giả sẽ bị cấm nhập cảnh vào Canada.
Sau khi các thư mời giả bị phát hiện, IRCC sẽ tiếp tục điều tra, nếu xác định người đó là sinh viên thật, họ có thể được cấp giấy phép cư trú tạm thời, và kết luận về việc khai man liên quan đến thư mời giả sẽ không bị tính trong các đơn xin sau này.
Tom Kmiec, một nhà đánh giá chính sách nhập cư, chỉ trích chính phủ đã cấp phát số lượng lớn thị thực sinh viên “mà không có sự giám sát đầy đủ hoặc quan tâm đến hậu quả”.
Vụ 35.000 thị thực du học bị thu hồi vì TOEIC: Sinh viên vẫn đấu tranh sau 10 nămANH - Sau 10 năm, không ít sinh viên quốc tế từng bị cáo buộc gian lận trong kỳ thi tiếng Anh TOEIC tại Anh vẫn đang đấu tranh để minh oan trước quyết định của Bộ Nội vụ Anh.