Nghỉ hè,ỉhètranhthủchoconhọcnăngkhiếunămchơiđượcnhõnbảnnhạkèo châu á hôm nay tranh thủ học môn năng khiếu
Năm học chưa kết thúc, chưa đến kỳ nghỉ hè nhưng chị Thu Hà (quận Hà Đông, Hà Nội) đã hối hả tìm lớp học tiếng Anh và các lớp dạy môn năng khiếu cho con gái.
Chị dự định sẽ thành lập nhóm lớp, sau đó mời giáo viên tới phụ đạo môn tiếng Anh với thời lượng 3 buổi/tuần để tranh thủ cho con nâng cao khả năng tiếng Anh. Thời gian còn lại, chị đăng ký cho con trai học vẽ với thời lượng 2 buổi/tuần.
“Tiếng Anh giờ là xu thế chung, không có tiếng Anh rất khó có một công việc tốt vì làm gì cũng đòi hỏi Ngoại ngữ.
Trong khi đó, ở môn học này, con chưa thực sự xuất sắc nên tôi tính tranh thủ thời gian nghỉ hè cho con bồi dưỡng thêm, nâng cao trình độ. Bên cạnh đó, không đi học, con lại xem ti vi rồi điện thoại cũng chẳng có lợi ích gì”, chị Hà chia sẻ.
Cùng cảnh ngộ khi thấy chương trình học mỗi ngày một phức tạp, anh Minh Quang (Thanh Xuân, Hà Nội) bảo vợ tìm chỗ học hè để con ôn luyện.
“Tôi luôn cảm thấy bất an nếu con lên lớp thua kém bạn học. Không cho con đi học thêm hè, tôi sợ con sẽ bị đuối so với các bạn. Hiện tại, vợ tôi đã tìm thêm cho con lớp học tiếng Anh và Toán bổ trợ vào mùa hè”, nam phụ huynh cho hay.
Minh Trang - học sinh lớp 4 tại một trường tư tại Hà Nội, cũng được mẹ ghi danh học piano với thời lượng 5 buổi/tuần. Mức học phí khá ''chát" - 700 nghìn đồng/buổi.
Đây không phải mùa hè đầu tiên Minh Trang đi học piano, 2 năm vừa qua, nữ sinh này cũng đi học nhưng cho đến nay em chơi được đúng 2 bản nhạc là “Kìa con bướm vàng” và “Đàn gà con”. Chẳng hứng thú với chơi piano nhưng mẹ vẫn ghi danh cho Trang đi học với lý do là ngày xưa, con gái xưa phải “cầm, kỳ, thi, họa”, còn con gái thời nay, ít nhất cũng phải biết chơi đàn, vẽ tranh.
Vì vậy, dù không hiệu quả nhưng phụ huynh này vẫn "chi đậm" cho việc học các môn năng khiếu của con.
Một số người khác cho rằng, phụ huynh không nên bắt con phải học thêm các môn văn hóa quá nhiều trong kỳ nghỉ hè, quan trọng là rèn ý thức tự học cho con. Thực tế, việc nhồi nhét bắt con phải "bứt phá" sau kỳ nghỉ hè là rất khó.
Mùa hè ưu tiên trải nghiệm
4 năm nay, cứ đến mùa hè là hai con nhà anh Trung Thành (quận Long Biên, Hà Nội) háo hức chuẩn bị quần áo để về quê nội.
“Tôi ưu tiên cho con một mùa hè đầy trải nghiệm nên gác lại chuyện học hành và về quê chơi. Nhìn tụi nhỏ chơi say mê, tôi càng chắc chắn lựa chọn của mình là đúng.
Hai con nhà tôi “nhập hội” với mấy đứa trẻ ở quê rất nhanh. Chúng bày ra đủ thứ trò, hướng dẫn rồi cùng nhau chơi một cách hào hứng nào là bắn bi, trốn tìm, đuổi bắt, đi xe đạp, đá bóng, thả diều... ở bãi đất gần cánh đồng.
Như năm ngoái, chẳng hôm nào đi chơi về mà quần áo, đầu tóc hai đứa không lấm lem bùn đất, mồ hôi mồ kê nhễ nhại. Chơi mệt nên tới bữa, đứa nào cũng ăn hết 2 bát cơm một cách nhanh chóng chứ không còn nhõng nhẽo để bố mẹ quát tháo chuyện ăn uống như ở thành phố”, nam phụ huynh nói.
Cùng chung quan điểm hè là chơi, nghỉ ngơi và trải nghiệm nên chị Hoài Thương (Hà Đông, Hà Nội) cũng đưa con về quê nhà bà ngoại. Nữ phụ huynh này tâm sự, cho con về quê, chị không còn phải lo lắng việc con dán mắt vào ti vi, điện thoại. Chị rất yên tâm khi chứng kiến các con có một mùa hè thú vị, ý nghĩa, lớn lên và trưởng thành với đong đầy những yêu thương.
Theo kế hoạch năm học 2023-2024 của Bộ GD-ĐT, kết thúc học kỳ I trước ngày 15/1, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25/5 và kết thúc năm học trước ngày 31/5. Tính theo thời gian trên, học sinh 63 tỉnh, thành sẽ được nghỉ hè trước ngày 31/5.
Năm ngoái, trong kế hoạch tổ chức hoạt động hè cho học sinh, một số Sở GD-ĐT như Hà Nội, Hải Phòng... yêu cầu nhà trường không tổ chức dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào; không tổ chức dạy trước chương trình, ôn tập, luyện thi, kiểm tra, khảo sát để xếp lớp.
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng yêu cầu việc tổ chức hoạt động hè cho học sinh thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, trên tinh thần tăng cường tuyên truyền, vận động khuyến khích các em tham gia có sự ủng hộ của cha mẹ học sinh; khi tổ chức các hoạt động phải đảm bảo an toàn, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.