- Thời gian vừa qua,ữngngườiâmthầmgiữantoànthôngtinởkết quả bóng đá levante tình hình ATTT diễn biến “nóng”, có xu hướng tăng mạnh cả về số lượng, quy mô và tính chất phức tạp. Trong bối cảnh đó, rất cần sự hiệp đồng, phối hợp giữa các cơ quan chức năng và cộng đồng để từng bước nâng cao năng lực phòng, chống tấn công mạng, chuyển từ “bị động” đối phó sang “chủ động” xử lý.
Từng bước làm chủ công nghệ
“Trong công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia thì hoạt động theo dõi, giám sát và xử lý tấn công mạng là yếu tố rất quan trọng. Thời gian qua, các cơ quan chức năng, đặc biệt là Cục An toàn thông tin hay Trung tâm VNCERT đã xây dựng và vận hành các hệ thống kỹ thuật để xử lý việc này, ví dụ như: Trung tâm Xử lý tấn công mạng Việt Nam (tại Cục An toàn thông tin), Trung tâm hệ thống kỹ thuật an toàn mạng quốc gia (tại VNCERT). Cùng với hệ thống kỹ thuật của doanh nghiệp viễn thông, Internet như CMC,Viettel, FPT …các hệ thống này đang liên tục theo dõi, giám sát và bảo vệ mạng Internet Việt Nam trước những nguy cơ về an toàn thông tin” - đại diện Cục ATTT cho biết.
Nhờ việc triển khai các hệ thống kỹ thuật, cùng với nguồn nhân lực phân tích, đánh giá, công tác phòng, chống tấn công mạng của Việt Nam trong thời gian qua đã từng bước chuyển từ tình thế bị động sang chủ động phát hiện, cảnh báo sớm và xử lý nhiều cuộc tấn công mạng có nguy cơ gây thiệt hại lớn.
Ảnh chụp thực tế tại màn hình Hệ thống Vietnam Cyber Attack Map tại Trung tâm Xử lý tấn công mạng Việt Nam |
Do tính đặc thù của an toàn thông tin nên Trung tâm xử lý tấn công mạng Việt Nam cũng đã chủ động nghiên cứu, xây dựng và triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin do cán bộ kỹ thuật của Cục An toàn thông tin làm chủ về giải pháp, công nghệ như các công cụ phát hiện phòng chống xâm nhập IDS/IPS, Hệ thống giám sát botnet, website hay Hệ thống Vietnam Cyber Attack Map.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, hợp tác, chia sẻ thông tin
Công tác bảo đảm ATTT muốn hiệu quả cần phải phối hợp và chung tay của các doanh nghiệp ISP, doanh nghiệp làm về ATTT trong và ngoài nước, và hơn hết là chuyên gia, cộng đồng người dùng Internet Việt Nam. Việc gắn kết và chia sẻ thông tin giữa cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp, người dùng, gần đây mới bắt đầu được quan tâm.
Hình ảnh mang tính chất tượng trưng cho quá trình xử lý kỹ thuật (Hình ảnh về dữ liệu và thao tác thực cần đảm bảo tính bí mật, riêng tư) |
Trong bối cảnh người dùng và các cơ quan đơn vị chưa biết đến có những doanh nghiệp, đơn vị, đang làm về ATTT có thể hỗ trợ, thì trong thời gian tới, Cục ATTT cho biết sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, cung cấp kênh thông tin để các tổ chức, cá nhân biết và phối hợp.
“Cùng với các hệ thống, cán bộ kỹ thuật của chúng tôi cũng thường xuyên, liên tục theo dõi, phân tích và phân loại để đánh giá, nhận định nguy cơ, đảm bảo các dấu hiệu phát hiện được là chính xác, từ đó phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện xử lý. Việc phát triển và thay đổi các giải pháp kỹ thuật là một quá trình liên tục không ngừng để phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của các nguy cơ, mối đe dọa. Một số hệ thống chúng tôi đang cùng các chuyên gia trong nước phát triển và thử nghiệm, hi vọng trong thời gian tới sẽ phục vụ tốt hơn nữa cho hoạt động bảo đảm an toàn thông tin của Việt Nam” - đại diện Cục ATTT cho hay.
Để nhận được các thông tin cảnh báo khi có một một nguy cơ mất ATTT, lỗ hổng bảo mật mới hay nhận các báo cáo ATTT hàng tuần (được tổng hợp cụ thể từ các hệ thống kỹ thuật trên) vui lòng nhập email của bạn để đăng ký nhận cảnh báo từ Cục ATTT từ địa chỉ: http://ais.gov.vn/dang-ky-mail.htm
Y tế là 1 trong 11 lĩnh vực cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.