Từ ngày 27/4 đến 18h ngày 5/7,kết quả anh hôm nay TP.HCM có 6.675 ca mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) nhận định, tình hình dịch bệnh tại thành phố đang diễn biến nhanh, phức tạp và dự báo sẽ tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc mới do mầm bệnh đã lưu hành trong một thời gian dài tại nhiều nơi.
Những ngày qua, thành phố liên tục ghi nhận các ca bệnh ở các nhà máy, khu dân cư, văn phòng công ty, khu công nghiệp và các chợ dân sinh…
Hồi hộp chờ kết quả xét nghiệm
Chị Như Mai (SN 1985, ở TP.Thủ Đức), nhân viên một công ty tại quận 7 (TP.HCM) cho biết, từ khi đợt dịch Covid-19 lần thứ tư diễn ra tại TP.HCM, cả gia đình luôn thực hiện quy tắc 5K. Chị cũng chuẩn bị đủ lương thực cho một tuần, hết lại đi mua tiếp, hạn chế phải đến nơi công cộng.
“Từ khi nhà trường có thông báo cho học sinh nghỉ học, vợ chồng tôi cho hai con trai về quê, nhờ ông bà nội, ngoại trông giúp. Ở lại thành phố, vợ chồng tôi đi làm xong về nhà nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa. Có thời gian rảnh, chúng tôi gọi video nói chuyện với con hoặc đánh cầu lông, trồng rau”, chị Mai chia sẻ.
Người dân TP.HCM đang ngồi xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm nCoV. Ảnh: Tú Anh. |
Ngày 15/6, cửa hàng tiện lợi gần nhà chị Mai có một ca dương tính với nCoV. Chị Mai từng đến cửa hàng này mua đồ nên được xác định là F1, còn chồng chị là F2.
Do là F1 ít có nguy cơ, chị được cách ly tại nhà, khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm. “Kết quả cả hai lần xét nghiệm của tôi đều âm tính”, chị Mai chia sẻ.
Ngày 1/7, chị Mai đến công ty làm việc. Đúng hôm đó, bố của một nam đồng nghiệp trong công ty chị trở thành F0 do có tiếp xúc với một ca mắc Covid-19. Mẹ, vợ và con người này cũng có kết quả xét nghiệm dương tính. Người này trở thành F1 có nguy cơ cao. Chị Mai và nhân viên khác trong công ty là F2.
Dù đã được các nhân viên y tế đến công ty lấy mẫu xét nghiệm, nhưng chị tự nguyện đến bệnh viện làm test nhanh.
Sau 2h lấy mẫu làm test nhanh, chị Mai nhận được kết quả âm tính. 3 ngày sau, chị cũng được thông báo xét nghiệm RT-PCR cho kết quả âm tính. “Trong 3 ngày chờ đợi, tôi cứ thấp thỏm lo lắng. Khi nhận được kết quả âm tính, tôi mới thở phào nhẹ nhõm”, chị Mai chia sẻ.
Nhà một trường hợp F1 tại TP.HCM đang thực hiện cách ly tại nhà. Ảnh: Tú Anh. |
Chị cũng cho biết, toàn bộ nhân viên công ty chị cũng có kết quả xét nghiệm âm tính. Hiện công ty chị vẫn làm việc bình thường và đều tuân thủ quy tắc phòng chống dịch. Ban lãnh đạo công ty cũng đã chuẩn bị sẵn các phương án cách ly.
Thấy buồn vì làm ảnh hưởng đến mọi người
Chị Minh Hương (SN 1994, ở Bình Thạnh, tên đã thay đổi), đang làm biên tập viên cho một công ty truyền thông tại quận 1, TP.HCM. Công việc của chị phải đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người. Chị cũng đã được tiêm vắc xin Covid-19 mũi 1.
Ngày 23/6 vừa qua, tòa nhà chị thuê có một ca F0. Chị Hương trở thành F1 có nhiều nguy cơ, phải đi cách ly tập trung.
Nhân viên y tế đang lấy mẫu xét nghiệm nCoV cho người dân TP.HCM. Ảnh: Trương Thanh Tùng. |
Công ty chị Hương đã cho các nhân viên làm việc online từ khi đợt dịch lần thư tư bắt đầu bùng phát ở TP.HCM, vì vậy, dù phải đi cách ly tập trung, công việc của chị vẫn không ảnh hưởng nhiều. Điều chị buồn là vì mình mà nhiều đồng nghiệp, người thân bị ảnh hưởng.
Chị Hương kể, trong ngày 23/6, chị đã tiếp xúc gần với nhiều đồng nghiệp khi đi làm chung ở một sự kiện.
"Sau khi biết mình là F1, tôi đã gọi báo công ty để thực hiện việc khử khuẩn. Đối với những người tiếp xúc, tôi nhắn tin cho từng người để thông báo và xin lỗi. Tôi được tất cả mọi người chia sẻ, hỏi thăm, động viên. Dù tôi đã được tiêm vắc xin Covid-19 nhưng có nhiều người tiếp xúc với tôi vẫn chưa", chị Hương kể.
Hiện chị Hương đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần một. Khoảng một tuần nữa chị sẽ hoàn thành việc cách ly tập trung. Chị cũng vừa nhận được tin, những người tiếp xúc với với mình đều đã có kết quả âm tính. Chị mong rằng tình hình dịch bệnh tại TP.HCM sẽ nhanh chóng được dập tắt để người dân yên tâm sinh sống.
HCDC khuyến cáo, tình hình dịch bệnh tại thành phố còn diễn biến phức tạp, vì vậy, người dân cần thực hiện nghiêm Chỉ thị 10 của UBND thành phố, chỉ ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết. Các khu vực nguy cơ cần tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa để không cho dịch bệnh xâm nhập.
Trường hợp không khai báo y tế, nếu dẫn đến hậu quả gây lây lan dịch bệnh trong cộng đồng sẽ bị xử phạt theo quy định.
Tú Anh
Sau khi một nhân viên phải đóng giả làm người đi mua thịt, nhóm của chị Trang mới truy vết được hết lịch trình đi lại, các trường hợp tiếp xúc gần của ca F0 tại phường 9, quận Gò Vấp.