Các báo cáo của KGB,élộlýdotanrãcủacơquantìnhbáonổitiếngthếgiớphan tich keo bong da sau khi qua “xử lí” bổ sung của trợ lí các cấp, khi đến bàn làm việc của lãnh đạo cấp cao nhiều khi chỉ còn 15 – 20% giá trị tin tức. Cuối cùng, ngay cả những báo cáo đó, hoặc những báo cáo khẩn cấp cũng thường bị rơi vào tình trạng im lặng đáng sợ.
Theo hồi tưởng của nguyên Chủ tịch KGB V. Kryuchkov, về sau Gorbachov thậm chí trở nên cáu bẳn mỗi khi nhận được báo cáo của KGB, đến mức ông ta yêu cầu các trợ lí “đừng chuyển những báo cáo kiểu này cho tôi”.
Không chỉ bỏ qua những lời cảnh báo về hiểm hoạ đối với quốc gia do cơ quan tình báo đưa ra, Gorbachov còn thực hiện nhiều nỗ lực để làm tê liệt hoạt động của cơ quan này. Dưới áp lực của các phong trào “dân chủ”, Gorbachov đã yêu cầu KGB cũng “cải tổ”, “công khai”, đến mức cho mở hồ sơ lưu trữ về một loạt các vấn đề tối mật và nhạy cảm liên quan đến an ninh quốc gia cũng như uy tín quốc tế của Liên Xô.
Về mặt tổ chức, KGB phải từ bỏ một số chức năng như đấu tranh với các lực lượng xã hội phản động và chủ nghĩa xi-ô-nít. Về mặt nhân sự, trong KGB bắt đầu xuất hiện những cán bộ không có chính kiến rõ ràng, không có uy tín và kinh nghiệm hoạt động.
Huy hiệu KGB |
Ngay sau vụ chính biến không thành ngày 19/8/1991, Đại sứ quán Mỹ tại Liên Xô trở thành trụ sở không chính thức của các “lực lượng tiến bộ, dân chủ”. Nhân viên CIA công khai phóng xe trên đường phố Moscow.
Chiến dịch điên cuồng chống tình báo Liên Xô lên đến đỉnh điểm, với mục tiêu là bôi nhọ, loại trừ KGB. Người ta kích động đám đông lật đổ bức tượng F. Dzerzhinsky (người theo chỉ thị của Lenin đã tổ chức ra CHEKA – cơ quan tiền thân của KGB). Đám đông quá khích và “được đảm bảo” còn gỡ tấm biển kỉ niệm Yu. Andropov khỏi toà nhà KGB ở Lubyanka.
Trong khi đó, theo lệnh của Gorbachov, hầu hết chỉ huy KGB ở các địa phương bị bãi chức mà không tính toán đến lợi ích công việc, thay thế họ chủ yếu là những người được xem là “thức thời, dân chủ”.
KGB trung ương không còn thẩm quyền điều hành các cơ quan KGB địa phương. Thay vào đó, họ phải kí “hiệp định hợp tác” với các nước cộng hoà và chỉ làm chức năng phối hợp với cấp dưới của mình. Cục Bảo vệ chính trị chuyên theo dõi các phong trào “dân chủ” bị giải thể.
Các đơn vị biên phòng, trinh sát điện tử, mật mã và các đơn vị tình báo hành động bị tách khỏi KGB và “ném” về các bộ, ngành khác nhau. Đến một nửa tình báo viên đang hoạt động ở nước ngoài vô cớ bị triệu về nước mà không có người thay thế. Hệ thống cơ sở điệp báo bị xáo trộn, bộc lộ. Nhiều nhân viên bị sa thải, một số khác bị chuyển sang “kinh tế quốc dân”, một số nữa bị phân tâm và ngừng làm việc.
Được sự đồng ý của Gorbachov và Yeltsin, Chủ tịch mới của KGB là Bakatin thậm chí còn làm hai việc “vô tiền khoáng hậu”: cho phép CIA thiết lập các cơ sở tình báo của họ ở SNG, trước hết là ở Nga; và chuyển giao cho CIA sơ đồ hệ thống nghe trộm (của KGB) lắp trong toà nhà Đại sứ quán Mỹ tại Moscow.
Nhiều năm sau, khi đã thất sủng, ông này giải thích làm thế là vì quan hệ giữa hai nước đã “bước sang giai đoạn mới, vì hai nước không còn là kẻ thù của nhau nữa” như thời Chiến tranh Lạnh.
Sau khi Liên Xô chính thức giải thể, các chuyên gia CIA dưới vỏ bọc Ủy ban về Pháp luật và an ninh quốc gia thuộc Hiệp hội Luật gia Mỹ lại tham gia trực tiếp vào việc soạn thảo dự luật mới của Nga để kiểm soát hoạt động tình báo và phản gián của Nga.
Đứng đầu ủy ban là cựu Giám đốc CIA Webster! Tình báo Mỹ – kẻ thù chiến lược của KGB trong suốt mấy chục năm - cảm thấy thoải mái như ở nhà mình tại thủ đô nước Nga. Ủy ban này đã tổ chức một cuộc “hội thảo” kéo dài 3 ngày bàn về hoạt động của tình báo và an ninh Nga “thời kì dân chủ”.
Thật trớ trêu, đại diện hai cơ quan này của nước chủ nhà vì lí do bí mật đã không được mời đến dự “hội thảo” mà ở đó thực tế số phận của họ được quyết định.
Kết thúc, hội thảo đưa ra khuyến cáo: hoạt động của cơ quan phản gián Nga chỉ được đóng khung trong tiến hành chống tội phạm và khủng bố; SVR và GRU (Tình báo Đối ngoại và Tình báo Quân sự) phải chấm dứt các hoạt động chống lại tình báo phương Tây và ngừng việc sử dụng các điệp viên được tuyển mộ từ thời Xô-viết...
KGB đã bị tàn phá một cách có chủ định, chịu những tổn thất lớn lao và do đó gây ảnh hưởng tiêu cực trong nhiều năm đối với nền an ninh của Nga. Rất may là thời gian đã đặt lại mọi thứ đúng vị trí của nó.
Dù KGB không còn, song hai cơ quan kế thừa nó là SVR và FSB vẫn tiếp tục truyền thống hào hùng, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia Nga, góp phần đưa Nga trở lại ngôi vị cường quốc. Tuy nhiên, những sự việc đau buồn xảy ra với KGB đã gây những tổn hại mà phải nhiều năm nữa ngành tình báo Nga mới có thể khắc phục được.
Nguyên Phong