Trong Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin,êncứuxâydựnghệthốngthôngtinđịalýnuôitrồngthủysảnquốkqbd giai tbn dự báo tình hình thị trường nông sản”, một trong các giải pháp được đưa ra là ứng dụng công nghệ viễn thám để thu thập dữ liệu, thống kê diện tích, sản lượng đối với ngành hàng trồng trọt, lâm nghiệp; ứng dụng công nghệ số trong thực hiện điều tra, thu thập thông tin, dữ liệu của các ngành hàng chăn nuôi, thủy sản.
Theo Cổng TTĐT Bộ Tài nguyên và Môi trường, Dự án hỗ trợ kỹ thuật thực hiện Nghiên cứu khả thi Xây dựng hệ thống thông tin địa lý nuôi trồng thủy sản (NAGIS) được khởi động từ tháng 5/2021. Đây là dự án phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Tập đoàn CLS (Pháp), rất có ý nghĩa đối với ngành thủy sản, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay Việt Nam đang thực hiện các mục tiêu trong Chiến lược Phát triển thủy sản đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045.
Dự án triển khai thành công sẽ mang lại một công cụ quản lý hiệu quả đối với ngành thủy sản. Dự án gồm 6 hợp phần chính: Quản lý dự án; thống kê nhu cầu của người dùng; các thông số chức năng và cấu trúc; dự án thí điểm hệ thống GIS; thí điểm trạm đo chất lượng nước; khuyến nghị và truyền thông.
Sau 18 tháng thực hiện, thí điểm tại 2 tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, dự án đã thiết lập thiết bị giám sát chất lượng nước tự động theo thời gian thực với tần suất gửi dữ liệu 20 phút/lần thông qua bảng hiện thị lớn với 6 thông số sinh hóa quan trọng: Nhiệt độ, oxy hòa tan, độ đục, độ PH, độ dẫn điện và chỉ số oxy hóa khử trong nước. Thông qua các chỉ số đã xây dựng được mạng lưới kiểm soát chất lượng nước trong các kênh tưới tiêu và các nhánh sông của Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cung cấp nhiều thông tin hỗ trợ, nâng cao hiểu biết cho các trang trại nuôi trồng thủy sản.
Theo ông Nhữ Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Đồng bằng sông Cửu Long được xác định là khu vực trọng điểm; Tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên, biến biến đổi khí hậu, hạn hán xâm nhập mặn được dự báo sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Vì vậy, dự án NAGIS được triển khai sẽ mang lại một cách tiếp cận và quản lý mới dựa trên nền tảng công nghệ và chuyển đổi số phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay, giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định kịp thời và chính xác hơn.
Các mục tiêu của dự án NAGIS là lập thống kê động về các cơ sở sản xuất nuôi trồng thủy sản sử dụng ảnh vệ tinh độ phân giải cao, sử dụng như một cơ sở nền cho: Giám sát địa chính; Giám sát sản xuất; Thu thập dữ liệu tại chỗ; Cung cấp thông tin mới từ việc phân tích không gian chuyên sâu (phân tích ảnh tự động qua hệ thống học máy) để khuyến khích nuôi trồng thủy sản bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu và các kịch bản nước biển dâng tại Đồng bằng sông Cửu Long: xâm nhập mặn, xói mòn bờ biển, hạn hán, lũ lụt...); Cung cấp các chỉ số chính về xu hướng và mức độ tổn thương trên hệ thống cho các loại hình/khu vực sản xuất được lựa chọn để giám sát sự thay đổi về điều kiện môi trường/an toàn sinh học tại khu vực sản xuất qua việc thu thập dữ liệu số từ các bên liên quan tới dự án.
Ông Nhữ Văn Cẩn cho biết, trong thời gian tiếp theo, dự án tiếp tục tập hợp bộ dữ liệu về nuôi trồng thủy sản từ các nguồn trong nước và quốc tế, cho phép chia sẻ thông tin liên quan đến quản lý nuôi trồng thủy sản thông qua một công cụ có thể truy cập được trên tất cả các cấp độ quản lý hành chính và cho phép chuyển đổi dữ liệu đa dạng nhằm cụ thể hơn về sự phát triển của hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Cùng với đó, dự án sẽ tập trung thiết kế công cụ hỗ trợ quy hoạch nuôi trồng thủy sản, hướng tới xây dựng danh mục các địa điểm nuôi trồng thủy sản bằng cách sử dụng hình ảnh vệ tinh độ phân giải cao, đề xuất giải pháp từ những thông tin thu thập qua phân tích không gian nâng cao nhằm thúc đẩy bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cuối cùng đưa ra các chỉ số chính về xu hướng, lỗ hổng bảo mật cho các hệ thống sản xuất được thiết lập.
Tập đoàn CLS là một đơn vị đối tác phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy sản hơn 10 năm nay, trên một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thủy sản.