Ngày 28 tháng 7 năm 2011
Chúng tôi trở về Bình Dương sau chuyến đi kéodài 7 ngày ở xứ sở chùa Tháp. Nhưng điều đọng lại nhất trong tôi là hình ảnhcủa một lớp học tình thương dành cho trẻ em người Việt trên Biển Hồ. Một sự xúcđộng sâu sắc!
Conem của Việt kiều đến học chữ tại lớp học tình thương ở Biển Hồ
BiểnHồ là cái tên mà người Việt sống ở vùng sông nước Tonle Sap ở Campuchia,êntìnhnguyệnởBiểnHồlịch thi đấu mu vs liverpool mộtđịa điểm mà bất cứ người Việt nào khi du lịch sang đây cũng không thể bỏ qua.Bởi vì ở đây gắn liền với đời sống và sinh hoạt của cộng đồng người Việt xa xứ.Khoảng 20 phút đi đò, chúng tôi đã có mặt tại nơi sinh sống thường ngày của họthuộc ấp 7, xã ChangKhnia, huyện Xiêm Riệp. Biết có người Việt đến thăm và làmtừ thiện, rất nhiều gia đình đã sải chèo những chiếc thúng ra để xin được giúpđỡ. Thương quá với hoàn cảnh của họ, trong đoàn không ít người đã lấy thêm tiềnđể tặng cho những “cư dân” ở Biển Hồ một cách không dự tính trước.
Qualời kể, chúng tôi biết được người Việt mình ở đây không được hưởng bất kỳ chếđộ nào của người bản xứ Campuchia. Vì thế, con cái của họ cũng không được đếntrường, mà ở đây cũng đâu có một trường nào mở ra để dạy học cho người Việt.Chúng tôi thật sự xúc động khi nhìn thấy một lớp học duy nhất trên mặt Biển Hồ,cảm phục với tinh thần tình nguyện của thanh niên Việt tình nguyện đứng lớp đểdạy chữ Việt cho người Việt. Tại thời điểm này, màu áo xanh tình nguyện của TNBình Dương đã và đang chan hòa trong cuộc sống. Tại Biển Hồ không có màu áoxanh nhưng tinh thần tình nguyện cao đẹp của những người giáo viên trẻ nơi đâylàm nên một gốc tâm hồn Việt được sẻ chia và rộng mở.
Gọilà lớp học nhưng thực chất chỉ là một ngôi nhà nổi trên mặt nước, với nhữngchiếc bàn kê sát nhau. Ấy vậy mà nơi đó là mái trường chung của hơn 300 con emcủa người Việt sống ở Biển Hồ. Nếu “lớp học không được duy trì”, tất cả các emđược sinh ra và sống ở đây đều rơi vào tình cảnh không biết chữ. Câu khẩu hiệu“Tiên học lễ, hậu học văn” treo ở một góc của lớp học làm cho chúng tôi thật sựxúc động. Người TN đứng lớp Nguyễn Minh Luân cho biết, tinh thần của lớp học“là dạy tiếng Việt miễn phí cho con em các gia đình đang sống tại Biển Hồ”, để“các em không phải ăn xin trên đất người”. Những em bé đen sém vì phải bươnchải với cuộc đời vẫn không giấu được nét hồn nhiên, trong sáng và tinh nghịchkhi có những người khách Việt đến thăm, bắt nhịp đều bài hát “Như có Bác Hồtrong ngày vui đại thắng...”. Anh Luân năm nay 23 tuổi, quê ở xã Hòa Hiệp,huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Lúc đầu, anh chỉ đến Biển Hồ để thăm người bàcon sinh sống ở đây. Sau đó, anh thấy có rất nhiều em nhỏ không biết đọc chữ,vì thế anh tình nguyện ở lại đây phụ thầy giáo Tư dạy chữ. Do các em ở nhiều lứatuổi khác nhau nên việc dạy chữ cho các em quả thật là công việc vất vả vàkhông dễ chút nào...
Chúngtôi trở về mang theo hình ảnh đẹp về tinh thần tình nguyện của một lớp học củacon em người Việt xa xứ nơi đất bạn. Mỗi năm khi mùa hè về, những TN Bình Dươnglại háo hức tham gia các chương trình, hoạt động tình nguyện vì an sinh xã hội.Tôi có một mong ước, nếu như những TN tình nguyện tỉnh nhà có thể thực hiệnđược các hoạt động tình nguyện tại đây để mang đến cho các em nhiều hơn nữa hơiấm của quê hương xứ sở thì sẽ thêm hay biết mấy!
MINHQUANG