Thống kê của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam VNCERT trong quý IV/2015 cho thấy,ạngVNchịunhiềucuộctấncôngtừMỹTrungQuốkèo nhà cái.de hệ thống thông tin của Việt Nam phải hứng chịu các cuộc tấn công từ rất nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc, Rumani, Thụy Sĩ...
Cụ thể, trong ba tháng cuối cùng của năm, Mỹ là nguồn khởi phát nhiều cuộc tấn công nhất nhằm vào các hệ thống mạng VN với 40.63%, kế đến là Trung Quốc với 15.39%, Rumani 10.84%, Thụy Sĩ 8,31%.... cùng nhiều quốc gia khác.
Số liệu các nguồn tấn công vào hệ thống thông tin của VN trong QIV/2016 (Nguồn: VNCERT) |
"Những quốc gia này có nền công nghệ thông tin rất phát triển, do đó các đơn vị, tổ chức trong nước cần liên kết chặt chẽ với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới để cập nhật kiến thức, nâng cao khả năng ứng phó với các lực lượng tấn công mạng từ quốc gia nước trên thế giới", đại diện VNCERT khuyến nghị.
Cũng theo Trung tâm này, trong năm 2015, có nhiều hình thức tấn công với những kỹ thuật khác nhau nhằm vào người dùng Việt, phổ biến nhất là các kỹ thuật: Tấn công dò quét điểm yếu dịch vụ UPNP, tấn công từ chối dịch vụ, tấn công dò mật khẩu dịch vụ FTP bằng phương pháp vét cạn (brute force login attempt) …
Trước đó, Báo cáo toàn cầu quý IV/2015 của một hãng bảo mật lớn là Kaspersky công bố trên Securelist.com cũng đưa ra những cảnh báo tương tự, khi Việt Nam nổi lên như một trong những quốc gia phải hứng chịu nhiều nguy cơ tấn công nhất.
Dựa trên dữ liệu thu thập từ Mạng lưới Bảo mật Kaspersky (KSN), các chuyên gia đã phát hiện trong 3 tháng 10, 11 và 12/2015, có tới hơn 6,8 triệu phần mềm độc hại từ Internet trên máy tính người dùng thuộc KSN tại Việt Nam. Con số này đủ lớn để đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 thế giới về mối nguy hiểm khi lướt web, chỉ sau Nga và Trung Quốc.
Tương tự, các chuyên gia cũng phát hiện hơn 94 triệu vụ việc liên quan đến phần mềm độc hại trên máy tính người dùng Việt, nhiều thứ 4 thế giới. 3 nước xếp trên Việt Nam là Bangladesh, Yemen và Somali.
T.C
XEM CÁC TIN CÔNG NGHỆ MỚI NHẤT: