Công nghiệp thăng hoa
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giảiphóng,ếBìnhDươngKhơidậytiềmnăngnângtầmpháttriểkết quả bóng đá tây ban nha Bình Dương (Sông Bé trước đây) bước vào công cuộc hàn gắn vết thương chiếntranh. Trong điều kiện vô vàn khó khăn do chiến tranh để lại, với lòng tự hào vềquá khứ vẻ vang của quê hương miền Đông trung dũng và niềm tin vào tương laitươi đẹp, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền, bằng trí tuệ và nghị lực,nhân dân tỉnh nhà đã vượt qua mọi thử thách, đưa kinh tế của một tỉnh thuầnnông phát triển mạnh theo hướng công nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
Công nghiệp Bình Dương phát triểnmạnh trong một thời gian không dài. Trong ảnh: Sản xuất lốp xe tải radial toànthép tại nhà máy Casumina, TX.Tân Uyên Ảnh: T.BÌNH
Nhìn vào con số cụ thể mới thấyđược sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Bình Dương. Kinh tế chuyển dịch theohướng công nghiệp sản xuất hàng hóa nhanh và bền vững đã đưa những lĩnh vựckhác cùng tăng trưởng ổn định và đạt kết quả cao. Nhiều năm liền giá trị sản xuấtcông nghiệp của tỉnh tăng trưởng bình quân hơn 15%/năm. Năm 2013, giá trị sảnxuất công nghiệp đạt hơn 162.177 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụđạt hơn 89.544 tỷ đồng, tăng 24%; xuất khẩu đạt hơn 14,5 tỷ USD; thu ngân sáchtrên 29.000 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ vớitỷ lệ tương ứng gần đây nhất là 61,3% - 35,3% và nông nghiệp chỉ còn 3,4%.
Sự bền vững trong phát triển kinhtế với công nghiệp làm then chốt dễ dàng nhận thấy khi giai đoạn gần đây, kinhtế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế nhiều tỉnh thành sụt giảm,nhưng kinh tế Bình Dương vẫn tăng trưởng ổn định. Trong nhiều năm liền, BìnhDương luôn tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 13%, gấp 2 lần so với bình quânchung cả nước và tăng 1,5 lần so với bình quân các tỉnh vùng trọng điểm phíaNam. Bình Dương cũng là tỉnh có tốc độ công nghiệp hóa cao nhất trong vùng kinhtế trọng điểm phía Nam và cả nước.
Thu hút đầu tư hiệu quả
Lấy công nghiệp làm chủ lực thựchiện công cuộc hiện đại hóa, Bình Dương luôn xem các KCN là nền tảng để tạo lựcđột phá. Vì vậy, thời gian qua tỉnh chú trọng huy động mọi nguồn lực xây dựng kếtcấu hạ tầng các KCN gắn với đô thị hóa. Đến nay, Bình Dương đã có 28 KCN tậptrung với tổng diện tích lên đến 9.095 ha và 8 cụm công nghiệp với diện tích592 ha được phân bố rộng rãi ở nhiều huyện, thị, thành phố. Hiện đã có 26 KCNđi vào hoạt động với tỷ lệ cho thuê đất bình quân đạt trên 65%, trong đó nhiềuKCN đạt 100%.
Nhiều KCN nằm ngay trên nhữngvùng đất lửa ngày nào giờ đây đã và đang phát huy hiệu quả trong thu hút đầutư. Những KCN VSIP 1, Đồng An 1, Sóng Thần 1 và 2 nằm gần chiến khu Thuận AnHòa ngày trước giờ có hơn 500 doanh nghiệp sản xuất với vốn đầu tư hơn 3 tỷUSD. Tại Bến Cát, vùng đất lửa ngày nào giờ là những KCN Mỹ Phước 1, 2, 3, 4,Bàu Bàng đã thu hút hơn 400 dự án với vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD. Những địa danhnhư An Tây, An Điền thuộc TX.Bến Cát cũng khởi sắc với KCN Việt Hương 2, KCN AnTây đã thu hút hơn 60 dự án với vốn đầu tư gần 500 triệu USD... Tại Tân Uyên,các KCN như Đất Cuốc, Nam Tân Uyên cũng đạt kết quả tốt khi thu hút hơn 100 dựán với gần 400 triệu USD vốn đầu tư…
Chính hạ tầng các KCN tốt, đượcquy hoạch đồng bộ, kết hợp những yếu tố như sự thân thiện và năng động của lãnhđạo tỉnh, hệ thống hạ tầng giao thông kết nối thông suốt…, các KCN Bình Dươngđã tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi và góp phần quan trọng trong thu hút đầutư. Đến nay toàn tỉnh đã có gần 16.000 doanh nghiệp trong nước với vốn đăng ký122.000 tỷ đồng và 2.276 dự án của doanh nghiệp nước ngoài với vốn đầu tư hơn19,6 tỷ USD. Sự đầu tư lớn của doanh nghiệp đã góp phần quan trọng cho phát triểncông nghiệp, tác động tích cực để thúc đẩy dịch vụ - thương mại và đô thị pháttriển.
Phát triển toàn diện
Công nghiệp phát triển đã nâng tầmdịch vụ - thương mại trong bức tranh kinh tế tổng thể của tỉnh nhà. Nhờ kết nốithuận lợi, ở những địa phương như Bến Cát, Thuận An hay Dĩ An, nhất là TP.Thủ DầuMột lĩnh vực thương mại - dịch vụ phát triển tốt. Trong lĩnh vực thương mại, thấyđược tiềm năng lớn, cùng với các doanh nghiệp trong nước, thời gian qua nhiều tậpđoàn quốc tế đã đặt chân đến Bình Dương như Metro Cash & Carry, Lotte Mart,Big C, Aeon… Trong lĩnh vực dịch vụ, nhiều nhà đầu tư như Tập đoàn Mapletree(Singapore), Công ty Schenker Việt Nam (Đức), Tập đoàn YCH (Singapore) cũngtranh thủ chớp thời cơ đầu tư vào Bình Dương.
Công nghiệp - dịch vụ phát triểnnhanh với 96,6% trong cơ cấu kinh tế hiện nay đã tác động để đô thị phát triển.Với hơn 18.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư đã kéo theo hàng chụcngàn chuyên gia, đội ngũ kỹ sư, quản lý và gần 1 triệu lao động đến làm việc tạiBình Dương. Từ thực tế đó, để phát triển bền vững và toàn diện, hướng đến mụctiêu trở thành đô thị loại I vào năm 2020, Bình Dương đã quy hoạch và xây dựngnhững khu đô thị hiện đại. Đến nay, Bình Dương có 1 thành phố và 4 thị xã vớidiện mạo đô thị khang trang, đồng bộ. Tại TX.Bến Cát, Tân Uyên, Thuận An, DĩAn, TP.Thủ Dầu Một hay các huyện còn lại, đô thị phát triển tiếp tục tác độngtrở lại để lĩnh vực thương mại - dịch vụ đi lên. Công nghiệp phát triển đã tácđộng tích cực, đưa cuộc sống người dân đổi đời sang trang mới. Đến cuối năm2013, thu nhập bình quân đầu người của Bình Dương đã đạt 52,7 triệu đồng/người/năm.
Để đưa công nghiệp Bình Dương cóbước đi bền vững và phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, Chủ tịch UBND tỉnhLê Thanh Cung cho rằng, thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện môi trường đầutư, cải cách thủ tục hành chính một cửa liên thông và áp dụng những chính sách,biện pháp thông thoáng, linh hoạt hơn nữa trong việc mời gọi và thu hút đầu tư.Trong đó đặc biệt quan tâm đến các dự án đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ,các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp phụ trợ, đầu tư phát triển nguồnnhân lực... Những giải pháp này đang phát huy hiệu quả mà bằng chứng thuyết phụclà trong những tháng đầu năm 2014, đã có thêm gần 750 triệu USD vốn đầu tư nướcngoài chảy vào tỉnh. Công nghiệp Bình Dương thực sự thăng hoa và nâng tầm, gópphần đưa kinh tế Bình Dương phát triển toàn diện, bền vững. q
T.MINH