Ngày 15/10,ôngkhaidanhsáchtânsinhviênbỏnhậphọctrườngđạihọcbịphảnứnhận định giải mexico Học viện Bạch Vân ở Quảng Đông (Trung Quốc) đăng thông tin: "Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, nhà trường xác nhận có 1.477 tân sinh viên bỏ nhập học (có danh sách đính kèm). Điều này có nghĩa, sau khi kết thúc thời gian thông báo, quyền nhập học của những thí sinh trên bị hủy".
Ngay sau đó, chủ đề "1.477 tân sinh viên trúng tuyển của Học viện Bạch Vân từ chối nhập học" nhận nhiều sự quan tâm của dư luận nước này với các ý kiến trái chiều. Tối 21/10, nhà trường chính thức lên tiếng lý giải như sau:
"Thứ nhất, nhà trường đã thực hiện đúng nhiệm vụ tuyển sinh 2024, với tổng 13.526 chỉ tiêu, trong đó, hệ chính quy là 8.026, hệ cao đẳng liên thông lên đại học là 5.500.
Trường thống kê có 1.477 tân sinh viên hệ liên thông chưa nhập học, đạt tỷ lệ 89,08% - vẫn trong phạm vi tuyển sinh cho phép của các trường đại học tại tỉnh.
Thứ hai, trong số 1.477 thí sinh bỏ nhập học, có 709 em đã tốt nghiệp cao đẳng và muốn liên thông lên đại học. Với nhóm này, ngoài việc tiếp tục học lên, các em có nhiều lựa chọn khác như đi làm, thi công chức hoặc du học... nên việc bỏ nhập học là điều dễ hiểu.
Thứ ba, việc công khai danh sách 1.477 tân sinh viên hệ liên thông bỏ nhập học là quy trình bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục Trung Quốc, nhằm đảm bảo tính minh bạch trong công tác tuyển sinh".
Theo Sina, ngoài Học viện Bạch Vân, Đại học Sư phạm Hoa Đông, Đại học Đông Hoa, Đại học Sư phạm Hồ Nam, Đại học Dương Châu và Đại học Thương mại Vũ Hán... cũng đồng loạt công bố danh sách tân sinh viên không nhập học đúng hạn. Đối với quy định của các trường, những thí sinh này sẽ bị hủy quyền nhập học.
Hơn 120.000 thí sinh đỗ đại học nhưng bỏ nhập học vì đâu?Theo đại diện các trường đại học, rào cản về học phí là một trong những lý do khiến thí sinh trúng tuyển nhưng từ chối đến giảng đường. Ngoài ra, một số thí sinh đã có lựa chọn khác, chỉ xem đăng ký xét tuyển đại học là một giải pháp dự phòng.