Tình nguyện viên phải có danh sách chính thức
Ngày 22/2,Đơnvịđiềuđộngcầnchịutráchnhiệmvềtìnhnguyệnviênchốngdịket qua vong loai wc trao đổi với VietNamNet, bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thanh Việt, Phó giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM cho biết, Bệnh viện tiếp nhận lực lượng chi viện có thể nói là lớn nhất, rộng nhất trong đợt dịch vừa qua.
“Thứ nhất là nhân lực do Bộ Y tế điều động, sau đó Sở Y tế phân công lại. Thứ hai là nguồn từ các bệnh viện trong TP. Thứ ba là sinh viên các trường đại học như Đại học Nguyễn Tất Thành, Y dược TP, Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Thứ tư là tình nguyện viên tôn giáo. Thứ 5 là lực lượng của Thành đoàn, Hội sinh viên.
Ngoài ra còn số ít tình nguyện viên tự do".
Với lực lượng lớn như vậy, quy trình tiếp nhận luôn phải đảm bảo. Trong đó, yêu cầu cơ bản nhất là có đơn vị chịu trách nhiệm nhân sự.
Bệnh viện Hồi sức Covid-19 nhận chi viện từ nhân lực y tế, sinh viên y khoa, tình nguyện viên trong đợt dịch vừa qua. |
Theo bác sĩ Việt, phần lớn các đoàn đều có quyết định điều động từ Sở Y tế TP.HCM. Ngoài ra, còn có các đơn vị, tổ chức khác trực tiếp điều động. Ví dụ, trong thời điểm nguy cấp, Bệnh viện chủ động đặt Đại học Nguyễn Tất Thành cử sinh viên đến hỗ trợ.
“Nhà trường sẽ lên danh sách, gửi văn bản chính thức đến bệnh viện. Khi đó chúng tôi mới tiếp nhận và phân công công việc phù hợp.
Tất cả các đoàn tình nguyện, chi viện đều có văn bản, quyết định điều động, có trưởng đoàn và chịu trách nhiệm về con người”.
Các sinh viên đến Bệnh viện Hồi sức Covid-19 sẽ được phân công nhiệm vụ phù hợp, có sự giám sát của nhân viên y tế. Ông cũng thẳng thắn chia sẻ, Bệnh viện Hồi sức Covid-19 hạn chế tiếp nhận tình nguyện viên tự do hoặc phân công vị trí không tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.
“Chúng tôi tính toán trước đến những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân Covid-19. Nếu người nào có dấu hiệu bất thường cũng sẽ kiểm tra ngay, cần thiết có thể yêu cầu dừng hỗ trợ”
Bác sĩ Phạm Thanh Việt cho hay, thời gian qua, Bệnh viện Hồi sức Covid-19 đã yêu cầu một tình nguyện viên (do đoàn cử đến) ngừng làm việc. Lý do là người này thường xuyên chụp ảnh bệnh nhân đang nằm điều trị. Khi nhận phản ánh, anh đã xác minh, yêu cầu người này dừng hỗ trợ, vì lo ngại nguy cơ lợi dụng hình ảnh người bệnh xin từ thiện.
"Xác minh bác sĩ khá dễ dàng"
Đại diện Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM thẳng thắn chia sẻ, việc phân công nhân sự trong thời điểm dịch bệnh khó có thể đảm bảo tất cả các nguyên tắc hành chính.
Tuy nhiên, bệnh viện sẽ xác nhận trình độ, năng lực, tư cách của bác sĩ trước khi đưa ra quyết định. Nhất là khi, quyết định phân công nhân sự liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân.
Người giả sinh viên y khoa, mạo nhận bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, tham gia tình nguyện chống dịch Covid-19. |
“Việc xác minh năng lực, thông tin về bác sĩ rất nhanh, không khó khăn gì. Chúng tôi có thể hỏi ý kiến các đồng nghiệp, những người học cùng với bác sĩ đó hoặc các bác sĩ đàn anh ở bệnh viện. Ngoài ra còn có trưởng đoàn phụ trách khi nhân sự này được điều động đến bệnh viện”, bác sĩ Việt cho hay.
Bác sĩ Phạm Thanh Việt cũng nhấn mạnh, thời điểm dịch Covid-19 đợt 4 tại TP.HCM là giai đoạn nước sôi lửa bỏng. Bất kỳ sự hỗ trợ nào cũng vô cùng đáng quý và ý nghĩa.
Các bệnh viện không quá hành chính hay xác nhận nhân thân từng tình nguyện viên, nhưng phải có đơn vị quản lý với lực lượng này.
“Nếu bác sĩ từ bệnh viện A đến hay tình nguyện viên tôn giáo đến, thì phải có trong danh sách, văn bản của đơn vị gửi chính thức cho Bệnh viện.
Bệnh viện không thể đi kiểm tra lại xem người đó có bằng cấp như thế nào, nhân thân ra sao. Nếu có vấn đề xảy ra, đơn vị nào điều động thì phải chịu trách nhiệm”, bác sĩ Việt chia sẻ.
Trước sự việc một người giả mạo sinh viên y khoa Đại học Y dược TP.HCM, giả làm bác sĩ nội trú và điều trị F0 tại một khu cách ly, bác sĩ Việt cho rằng, cần phải nhìn nhận lại vai trò quản lý.
“Là nhà quản lý, người nào không có nguồn gốc mà được giao trọng trách quá lớn thì phải xem lại”.
Giấy khen giả của "bác sĩ dỏm" Nguyễn Quốc Khiêm. |
Trước đó, báo Pháp Luật TP.HCM phản ánh về tình nguyện viên Nguyễn Quốc Khiêm giả sinh viên Đại học Y dược TP.HCM đăng ký làm tình nguyện. Sau khi được phân công đến hỗ trợ một khu cách ly của Quận 12, Khiêm tiếp tục trở thành "thạc sĩ - bác sĩ điều trị", được phép ra các y lệnh điều trị cho các bệnh nhân F0.
Trao đổi với VietNamNet, ông Trương Văn Đạt, Trưởng Phòng công tác sinh viên, Trường Đại học Y Dược TP.HCM, cho hay, khoảng tháng 7/2021, dịch Covid-19 ở TP.HCM rất phức tạp. Khi đó, TP thực hiện giãn cách xã hội nên việc quản lý các đội sinh viên tình nguyện được thực hiện trên nhóm zalo.
Đến đầu tháng 10/2021, nhân viên của Trung tâm y tế Quận 12 đã gọi điện cho đội trưởng của đội để xác minh về tình nguyện viên Nguyễn Quốc Khiêm. Kết quả xác nhận Khiêm không phải bác sĩ, thẻ sinh viên mà Nguyễn Quốc Khiêm sử dụng cũng giả mạo.
Đến lúc này nhà trường vẫn không hiểu bằng cách nào đối tượng Nguyễn Quốc Khiêm có mặt nhóm zalo của sinh viên tình nguyện. Nhà trường nghiêm túc rút kinh nghiệm về việc quản lý và điều hành thiếu sót trên.
Linh Giao
Sở Y tế TP.HCM cho biết, Thanh tra Sở đang phối hợp điều tra vụ việc một người tự xưng là bác sĩ nội trú, tham gia điều trị cho bệnh nhân Covid-19 thời gian qua.