Nhận diện khoảng trống
Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) đã ban hành nhiều công văn yêu cầu các tỉnh,ềcáchậmchuyểnđổisốlich thi dau ngoai hang hom nay thành có nghề cá đẩy nhanh chuyển đổi số, sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Tuy vậy, vào các ngày trong tuần, tại Chi cục Thủy sản Quảng Nam, việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính như hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, giấy phép khai thác thủy sản, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm tàu cá... vẫn còn thực hiện bằng hình thức trực tiếp.
Ưu thế của chuyển đổi số, dịch vụ công trực tuyến là tiết kiệm thời gian, chi phí, là bước đi thiết yếu nhằm kết nối, chia sẻ, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về nghề cá.
Dẫu vậy, chuyển đổi số nghề cá không phải là chuyện dễ dàng, khi ngư dân quanh năm bám biển, ít được tiếp cận kiến thức tin học, thông tin về chuyển đổi số. Không nắm bắt, chưa hiểu hết nên ngư dân còn “nghi ngờ” lựa chọn sử dụng dịch vụ trực tuyến.
Ngay cả trong công tác quản lý, việc cập nhật dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNfishbase) ở Quảng Nam cũng gặp khó khăn do công tác thống kê của địa phương chưa kịp thời.
Điều này ảnh hưởng đến quá trình báo cáo, truy xuất nguồn gốc hải sản sau khai thác. Bởi vậy, thống nhất dữ liệu tàu cá từ trung ương đến địa phương để tiến tới công nghệ số hóa và khắc phục “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu còn vướng.
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng như hiện nay, chuyển đổi số sẽ giúp ngư dân nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt thời cơ để đẩy mạnh phát triển. Đó cũng là cơ hội để nghề cá Quảng Nam khẳng định vị thế trong phạm vi cả nước và quốc tế. Vấn đề đặt ra là ngư dân cần được hướng dẫn lập, sử dụng tài khoản định danh điện tử để không phải kê khai nhiều loại giấy tờ khi thực hiện giao dịch hành chính về nghề cá.
Ngư dân cần được tuyên truyền để hiểu rõ lợi ích thiết thực mà dịch vụ công trực tuyến mang lại để dần thay đổi thói quen lâu nay và có được nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với nghề cá.
Với vai trò quản lý nhà nước, Chi cục Thủy sản Quảng Nam cần tập huấn, giúp ngư dân tiếp cận kiến thức về các nền tảng số, nâng cao kỹ năng số, sử dụng dịch vụ số và công nghệ số trên môi trường online khi thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động khai thác hải sản.
Số hóa để truy xuất nguồn gốc
Phục vụ xuất khẩu hải sản sau chế biến, ngành thủy sản phải cấp giấy xác nhận nguyên liệu hải sản khai thác (SC) và giấy chứng nhận nguồn gốc hải sản sau khai thác (CC) cho doanh nghiệp chế biến hải sản.
Việc này gặp nhiều vướng mắc ở Quảng Nam. Theo quy định, thuyền trưởng hay chủ các tàu cá có chiều dài từ 12m trở lên phải có nhật ký khai thác chuyến biển. Cụ thể, phải ghi, in và báo cáo đúng quy định về thời điểm thả/thu lưới (ngày, giờ, tháng), vị trí thả/thu lưới (kinh độ, vĩ độ), sản lượng các loài hải sản chủ yếu (như bao nhiều tấn cá nục, cá ngừ…), tổng sản lượng và các thông tin liên quan đến tàu. Tuy nhiên, các chủ tàu cá viết sơ sài hoặc vào đến cảng mới viết để đối phó, dẫn đến khó truy xuất nguồn gốc hải sản sau khai thác, khó được cấp SC và CC.
Việc xác nhận SC, chứng nhận CC bằng phương pháp thủ công như hiện nay là thiếu chính xác và quá bất cập trong bối cảnh hội nhập và gỡ “thẻ vàng” thủy sản của Ủy ban châu Âu. Do đó, cần ứng dụng công nghệ số ngay ở khâu ghi nhật ký khai thác hải sản của ngư dân.
Đồng thời tích hợp hệ thống phần mềm quản lý của cảng cá với truy xuất nguồn gốc hải sản. Điều này không chỉ đảm bảo thông tin chính xác trong suốt hành trình tàu cá hoạt động trên biển mà khi tàu về đến cảng cá, ngành chức năng xác định được sản lượng lên bến với sản lượng đánh bắt. Từ đó đảm bảo việc xác nhận SC, chứng nhận CC nhanh gọn, chính xác và minh bạch.
Từ những điểm nghẽn nói trên, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh đề xuất Bộ NN&PTNT sớm ứng dụng hệ thống nhật ký điện tử trên tàu khai thác hai sản thay cho ghi nhật ký thủ công. Cùng với đó, đề xuất trung ương xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu chung cho việc xác nhận SC, chứng nhận CC nhằm tạo thuận lợi trong kiểm tra, thống nhất hồ sơ kiểm soát tàu ra vào cảng cá chỉ định.
Hiện nay, Văn phòng Kiểm soát nghề cá tỉnh thực hiện nghiêm việc thu nhận nhật ký khai thác, nhật ký thu mua, quy trình tàu cá cập cảng, rời cảng cũng như xác nhận sổ danh bạ thuyền viên tàu cá. Tuy vậy, thực hiện lập các loại sổ sách, hồ sơ bằng thủ công gây bất tiện, và khi cần trích lục thì tốn kém thời gian để tìm tài liệu lưu trữ. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị Quảng Nam có kế hoạch đầu tư nâng cấp phần mềm hạ tầng, kết nối cơ sở dữ liệu cảng để dễ quản lý, giám sát và gọn nhẹ thủ tục cho ngư dân mỗi khi ra vào cảng. |
Theo Việt Nguyễn(Báo Quảng Nam)