Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Nhà cái uy tín >Ca đầu tiên được ghép tim ở Bệnh viện Chợ Rẫy: Có công việc và cả tình yêu_kết quả truc tiep

Ca đầu tiên được ghép tim ở Bệnh viện Chợ Rẫy: Có công việc và cả tình yêu_kết quả truc tiep

2025-01-17 03:58:57 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:Cúp C1 View:143lượt xem

LỜI TÒA SOẠN

Có những người bệnh khi biết mình bị suy tim,đầutiênđượcghéptimởBệnhviệnChợRẫyCócôngviệcvàcảtìnhyêkết quả truc tiep suy thận, suy gan..., cả thế giới như sụp đổ. Dẫu luôn khao khát mãnh liệt được sống tiếp nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện để chữa trị.

Và khi một bệnh nhân được chẩn đoán không còn cơ hội đi tiếp nhưng có khả năng hồi sinh tính mạng của những người đang ở bên bờ vực cái chết, thì vẫn có thể sống theo một cách khác. 

Báo VietNamNet giới thiệu đến bạn đọc tuyến bài "Hiến tạng: Nước mắt và tiếng cười của những người cho - nhận".

Nhiều bệnh nhân sau khi được ghép tạng từ người hiến chết não đã có một cuộc đời khỏe mạnh, có người còn tìm cách giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn khác.

Người đầu tiên được ghép tim tại Bệnh viện Chợ Rẫy sắp kết hôn

Năm 23 tuổi, anh Trịnh Minh Đạt (SN 1990, ở Đắk Nông) phát bệnh suy tim. Thời điểm ấy, anh mới ra trường, đi làm được khoảng 1 năm. Chàng trai trẻ còn ấp ủ bao mơ ước bỗng chốc kiệt quệ tinh thần khi biết bệnh. Mất ngủ, ăn uống kém, chỉ trong thời gian ngắn anh bị suy tim từ độ 1 lên độ 3. Mọi thứ đều dang dở.

Sau nhiều lần tính mạng rơi vào lằn ranh sinh tử, thậm chí bị bệnh viện trả về, nhưng anh Đạt đã may mắn vượt qua. Năm 2017, anh bất ngờ nhận được cuộc gọi thông báo có người hiến tim, và trở thành người bệnh đầu tiên ở Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) được thực hiện ca ghép tim từ người hiến chết não.

“Khi đó, tôi không hề sợ hãi. Tôi nghĩ nếu thành công thì được sống, còn nếu không may thì xem như hiến mình cho y học” - anh Đạt giãi bày.

Và rồi anh đã "thắng". Chàng trai nhà nghèo khi ấy không chỉ nhận được 1 quả tim mà còn cả tấm lòng thơm thảo của các nhà hảo tâm để có đủ kinh phí cho ca ghép.

bài 3 hiến tạng.jpg
Anh Đạt (ngoài cùng bên trái) hiện đã ổn định cuộc sống, có công việc và cả tình yêu. Ảnh: NVCC

Năm nay anh Đạt 34 tuổi, ngoài việc tái khám định kỳ và sinh hoạt điều độ theo lời dặn của bác sĩ, gần như cuộc sống đã trở lại bình thường. Hiện tại, anh đã có công việc ổn định và có cả người yêu. Anh dự định sẽ tiến tới hôn nhân trong năm tới.

Gần 7 năm qua, với mong muốn đền đáp lại "phép màu" của cuộc sống, anh Đạt lập một nhóm kinh doanh đặc sản quê hương Đắk Nông. Ngoài tạo công việc cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, phần thu nhập của anh được trích ra để làm từ thiện.

Đã nhiều năm, anh Đạt luôn mong mỏi có thể gửi lời cảm ơn tới những “ân nhân” của mình.

“Tôi và gia đình muốn gửi lời cảm ơn đặc biệt đến người hiến tạng và gia đình cô ấy. Hành động nhân ái đó đã cứu sống tôi và 3 người khác. Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể Bệnh viện Chợ Rẫy, Khoa Phẫu thuật tim; bác sĩ Đạt ở Khoa Nội tim mạch cùng Phòng Công tác xã hội và các nhà hảo tâm. Nhờ sự tận tình chu đáo của họ, tôi mới có được cơ hội hồi sinh” - anh Đạt xúc động chia sẻ.

Những toan tính tương lai của cô gái hồi sinh từ quả thận được hiến tặng

Ngày 25/3 vừa qua, phòng Công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy nhận được bức thư cảm ơn viết tay của Phạm Trần Lê Trân - cô gái may mắn được hiến thận từ người chết não. Ca ghép thực hiện vào ngày 26/2/2023, sau sinh nhật lần thứ 16 của em 1 tháng 5 ngày.

Ngày hôm đó đã đánh dấu một trang mới trong cuộc đời của Lê Trân. Trong năm qua, em đã ổn định sức khỏe, cao lên được 4cm, nặng thêm 11kg. 

Cô gái trẻ cũng đã thực hiện được ước mơ đi học sau nhiều năm tạm dừng để chữa bệnh. Hiện em học lại lớp 6 tại một ngôi trường tình thương ở quận 7, TPHCM.

Ngoài ra, Trân cùng em trai mở tiệm tạp hóa nhỏ ngay tại nhà trọ, từ số vốn 10 triệu đồng do một hàng xóm tốt bụng cho vay. Mỗi ngày, 2 chị em Trân chỉ lãi được vài chục nghìn đồng nhưng luôn cảm thấy vui vẻ.

“Em đang có dự định mới, vừa học chữ vừa học nghề. Em nghĩ là sẽ học pha chế vì nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe. Trong tương lai, em có thể lo cho cuộc sống của mình, phụ mẹ lo tiền chữa bệnh cho em trai và giúp thêm những hoàn cảnh khó khăn khác” - Trân nói.

bài 3 hiến tạng (3).jpg
Lê Trân bên tiệm tạp hóa nhỏ của 2 chị em. Ảnh: Khánh Hòa

Th.S Lê Minh Hiển - Trưởng phòng Công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy - chia sẻ, trong những năm qua, bệnh viện đã tiếp đón khá nhiều người đến để hỏi thăm về người đã hiến tạng, cứu mạng sống của họ. Tuy nhiên, thông tin của người hiến phải được bảo mật theo quy định của pháp luật. Vì vậy, anh thường đưa họ đến một ngôi chùa, nơi bệnh viện đã nhờ các sư thầy thắp hương, tụng kinh mỗi ngày để cầu siêu cho những người hiến tạng.

“Có người gửi phần quà, nhờ chúng tôi đặt lên bàn thờ của người đã hiến tạng trong dịp Tết để tri ân.

Hay như chú D. ở miền Tây, sau khi được hiến tạng từ người chết não nay đã khỏe mạnh và đi làm. Sau đó khá đều đặn, gia đình chú quay lại bệnh viện để chia sẻ một phần tiền lương của mình cho các bệnh nhân nghèo. Sự chia sẻ nhân văn ấy khiến chúng tôi rất xúc động” - anh Hiển tâm sự.

Bài 4: Trăn trở của nữ bác sĩ tận tâm với người bệnh suy tạng

Sinh nhật tuổi 19, chàng trai Gia Lai vào viện tự tặng món quà 'không giống ai'

Sinh nhật tuổi 19, chàng trai Gia Lai vào viện tự tặng món quà 'không giống ai'

Ngày 18/3/2021, trong sinh nhật lần thứ 19, Lê Văn Phúc đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) để tặng cho bản thân một món quà đặc biệt.
Tác Giả:Thể thao
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái