Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Ngoại Hạng Anh >Đổi tên 'căn cước công dân' thành 'căn cước' không phát sinh thủ tục_kết quả victoria úc

Đổi tên 'căn cước công dân' thành 'căn cước' không phát sinh thủ tục_kết quả victoria úc

2025-01-28 06:21:40 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:World Cup View:229lượt xem

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình,Đổitêncăncướccôngdânthànhcăncướckhôngphátsinhthủtụkết quả victoria úc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 25/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Căn cước.

Đổi tên "căn cước công dân" thành "căn cước"

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước, về tên gọi của dự thảo Luật và tên gọi của thẻ căn cước, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, đa số ý kiến tán thành tên gọi Luật Căn cước và tên thẻ căn cước.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị giữ nguyên tên Luật Căn cước Công dân và tên thẻ Căn cước Công dân như luật hiện hành.

Ông Lê Tấn Tới cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đa số ý kiến tán thành tên gọi Luật Căn cước và tên thẻ căn cước.

Lý do là việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, sẽ bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật gồm cả công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch; phù hợp với bản chất và mục tiêu quản lý căn cước của Nhà nước ta; phù hợp với phương thức quản lý trong thời kỳ cách mạng 4.0, xây dựng Chính phủ số, xã hội số.

Việc sử dụng tên gọi thẻ căn cước như dự thảo Luật là phù hợp, sẽ bao hàm được đầy đủ thông tin về căn cước của công dân.

Với việc mở rộng, tích hợp nhiều thông tin vào thẻ căn cước vừa nhằm hướng tới mục tiêu quản lý nhà nước về căn cước toàn diện hơn, đầy đủ hơn, vừa tạo thuận lợi cho người dân trong việc sử dụng thông tin cá nhân.

Việc đổi tên thẻ căn cước như dự thảo luật Chính phủ trình không làm phát sinh thủ tục, chi phí đổi thẻ với người dân.

Về quản lý người gốc Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống ở nước ta, nhiều đại biểu nhấn mạnh người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam là một bộ phận không nhỏ, không tách rời của dân tộc ta và phải được Nhà nước, xã hội thừa nhận.

Tuy nhiên, do họ không có giấy tờ gì, chưa xác định được quốc tịch Việt Nam, không có hộ chiếu, không căn cước nên thực tiễn rất khó khăn trong việc quản lý.

Do vậy, các đại biểu tán thành, dự thảo quy định việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chứ không phải cấp thẻ căn cước như đối với công dân Việt Nam là hoàn toàn phù hợp.

Quy định này thể hiện được trách nhiệm của Nhà nước ta và là cơ sở để người gốc Việt Nam có điều kiện để thực hiện được trách nhiệm với xã hội, với địa phương nơi đang sinh sống.

Đại biểu Võ Mạnh Sơn (Thanh Hóa) nhấn mạnh việc đổi tên luật thành Luật Căn cước là phù hợp, vì đối tượng áp dụng của luật không chỉ là công dân Việt Nam, mà còn là người gốc Việt, đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch, người di cư tự do sống dọc biên giới Việt Nam với các nước láng giềng, cơ sở, tổ chức, cá nhân có liên quan, có thể là người nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam đang sinh sống lâu dài ở Việt Nam.

Việc đổi tên luật thành Luật Căn cước là tất yếu trong công tác quản lý dân cư hiện nay.

Góp ý về quy định cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) bày tỏ nhất trí với việc cần cấp giấy tờ tùy thân, xác định căn cước cho những trường hợp trên để phục vụ quản lý xã hội đầy đủ, toàn diện.

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy đề nghị xem xét mở rộng phạm vi cấp giấy chứng nhận căn cước cho tất cả những người không quốc tịch, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam nhằm có cơ chế quản lý hiệu quả đối với nhóm đối tượng này.

Qua đó, tạo điều kiện để họ có thể tham gia các giao dịch dân sự, các dịch vụ công, nhất là các dịch vụ thiết yếu, bảo đảm cuộc sống.

Tích hợp cả QR code và chip điện tử trên thẻ căn cước

Về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước, một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá thêm về việc thay đổi thông tin thể hiện trên thẻ căn cước; chỉ nên thể hiện những thông tin mang tính chất ổn định, giúp nhận diện lai lịch của một con người.

Đồng thời, cân nhắc một số thông tin như "nơi cư trú," "nơi thường trú," "nơi sinh," "nơi đăng ký khai sinh," "giới tính," "ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng" bảo đảm thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành; cân nhắc thông tin về cơ quan cấp thẻ căn cước, hình dạng, kích thước, màu sắc, ngôn ngữ... của thẻ căn cước bảo đảm phù hợp...

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc thay đổi về thông tin thể hiện trên thẻ căn cước đã được đánh giá cụ thể trong quá trình xây dựng luật, bảo đảm không trùng lặp giữa các trường thông tin, thống nhất giữa các loại giấy tờ tùy thân phổ biến hiện nay của công dân, tương thích với các quy định của pháp luật có liên quan.

Việc dự thảo luật bỏ vân tay trên bề mặt thẻ (được lưu trữ trong bộ phận lưu trữ) để bảo đảm tính bảo mật trong quá trình sử dụng thẻ.

Còn bỏ thông tin "quê quán," sửa đổi "số thẻ căn cước công dân" thành "số định danh cá nhân," "căn cước công dân" thành "thẻ căn cước," "nơi thường trú" thành "nơi cư trú", bổ sung "nơi đăng ký khai sinh"... để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước.

Đồng thời, việc này cũng bảo đảm tính chính xác về các thông tin của người dân trong việc xác thực, hạn chế việc phải cấp đổi thẻ căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân; các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chip điện tử trên thẻ căn cước.

Việc tích hợp cả QR code và chip điện tử trên thẻ căn cước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa-Vũng Tàu) bày tỏ đồng tình với quy định sử dụng thẻ căn cước gắn chip được tích hợp thông tin nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính và các giao dịch khác, không xung đột với các quy định chuyên ngành có liên quan trong việc quản lý, sử dụng các giấy tờ nêu trên, không ảnh hưởng đến chức năng quản lý nhà nước có liên quan với các giấy tờ đang quản lý trong điều kiện bảo đảm bảo mật an toàn thông tin cho đối tượng có thẻ.

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc cơ bản thống nhất các quy định liên quan đến cơ sở dữ liệu, tính bảo mật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về căn cước - được xác định là cơ sở dữ liệu duy nhất của Nhà nước được Chính phủ đầu tư bài bản cơ sở hạ tầng, hệ thống phần mềm được quản lý giám sát bởi đội ngũ chuyên môn, về công nghệ thông tin, an ninh mạng.

Do đó, việc truy xuất thông tin được thực hiện theo quy trình kiểm soát an ninh mạng chặt chẽ, bảo đảm tính bảo mật và an toàn thông tin.

Bày tỏ, thống nhất với dự thảo Luật và đánh giá cao sửa đổi, bổ sung dự thảo Luật một cách toàn diện trình Quốc hội tại kỳ họp lần này, đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung (Hải Dương) cho rằng các nội dung thể hiện trên thẻ căn cước trong dự thảo Luật đã có những thay đổi cải tiến tạo thuận lợi hơn cho người dân.

Đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung chỉ rõ nội dung thể hiện trên thẻ căn cước được sửa đổi, bổ sung theo hướng được bỏ vân tay, sửa đổi quy định về thông tin số thẻ, căn cước, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ thành số định danh cá nhân, dòng chữ thẻ căn cước nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú.

Đại biểu cho rằng thay đổi, cải tiến như trên tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước, hạn chế việc cấp đổi thẻ căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân.

Các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chip điện tử trên thẻ căn cước./.

Theo TTXVN

Tác Giả:Cúp C1
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái