Đây là một giải pháp công nghệ mới để bảo vệ bờ dốc,ảiphápchốngsạtlởlũquéttạiViệtNamcóđộbềnnăkèo đá bóng tối nay chống lũ quét tại Việt Nam được cung cấp bởi Tập đoàn Geobrugg và được phân phối độc quyền bởi Công ty Vitravico.
Giải pháp hàng rào chắn đá rơi. Ảnh chụp màn hình |
Theo anh Nguyễn Chí Hậu - kỹ sư xây dựng của Công ty Vitravico, những phương pháp truyền thống lâu nay để chống đá rơi, đá lở, lũ quét ở Việt Nam như phun vẩy bê-tông hoặc dùng khung bê-tông không giải quyết được bài toán nước ngầm. Sau một thời gian, ống nhựa ti-ô sẽ bị tắc, dẫn đến hư hỏng. Còn đối với phương pháp ổn định mái dốc bằng hệ thống techco thì sau khi phủ xong, toàn bộ bề mặt tự nhiên vẫn giữ nguyên địa hình, nước mạch vẫn chảy bình thường.
Điểm ưu việt thứ 2 của hệ thống này là độ bền vật liệu gấp 4 lần thép thông thường. Lưới thép lâu nay đang sử dụng có cường độ khoảng 400 MPa, trong khi vật liệu mới là khoảng 1.700 Mpa.
‘Lớp mạ đảm bảo tính bền trong môi trường tự nhiên trên 50 năm, trong phòng thí nghiệm là trên 30 năm. Trong môi trường nước biển, ví dụ như một số công trình của quân đội áp dụng chống tàu ngầm sẽ có một số sản phẩm có độ bền như vĩnh viễn’ – anh Hậu cho biết.
Về giá thành, so với các phương án thông thường, công nghệ mới này có cao hơn một chút, nhưng xét về mặt lâu dài thì kinh tế hơn vì độ bền cao hơn.
Hiện tại, công nghệ mới đã được thực hiện ở dự án Hạ Long (Vân Đồn) với km số 2, số 3 và Quốc lộ 6 ở vị trí km số 28, 29, 30.
Ngoài hệ thống techco, công ty này còn cung cấp sản phẩm hàng rào chắn (chặn ở phía chân mái dốc), thường để áp dụng cho những khu vực sạt lở rộng, không có điều kiện kinh phí để phủ toàn bộ. Với sản phẩm hàng rào, hiện hãng đang có sản phẩm tối đa chịu được 10 nghìn kilojun (KJ) – tương đương một hòn đá khoảng vài chục mét khối rơi từ độ cao 40-50 mét.
Những sản phẩm này đã thi công ở Việt Nam từ năm 2016, trải qua được 3 mùa mưa và cho thấy hiệu quả tốt.
Ngoài ra, công nghệ mới được đánh giá là thân thiện với môi trường, an toàn, dễ thi công, lắp đặt. Hiện nay, các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia đang sử dụng rất nhiều những phương pháp này.
Hội thảo bảo vệ bờ dốc, chống lũ quét tại Việt Nam bằng Hệ thống lưới thép cường độ cao chống ăn mòn diễn ra chiều ngày 17/4. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Đánh giá về công nghệ mới, ông Nguyễn Trung Sỹ - Cục trưởng Cục quản lý xây dựng đường bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam – cho rằng, giải pháp này có hiệu quả tốt ở những nơi có địa hình vách đá dựng đứng, dốc nghiêng ra phía ngoài.
‘Công trình QL6 được cho là đã thành công. Phía Ngân hàng thế giới cũng đã đưa các chuyên gia lên thẩm định và đánh giá sản phẩm có hiệu quả tốt, khuyến khích áp dụng để đảm bảo an toàn giao thông’.
Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, ông Sỹ cho biết sẽ xem xét 2 yếu tố kinh tế và kỹ thuật. ‘Giải pháp cần đảm bảo kỹ thuật nhưng giá thành phải hợp lý. Nếu sản phẩm đắt hơn công nghệ truyền thống nhiều quá thì người ta cũng không chấp nhận. Tuy nhiên, quan điểm của chúng tôi vẫn là ủng hộ các kỹ thuật mới, công nghệ mới để chúng ta tiếp cận được với những tiến bộ về mặt khoa học kỹ thuật của nhân loại’.
Nguyễn Thảo