- Ba cán bộ bị xử lý thuộc phòng Quản lý đào tạo của Trung tâm GDTX gồm: ôngBùi Sỹ Hồng - Trưởng phòng Quản lý Đào tạo; ông Lê Trọng Sơn - Phó trưởng phòngQuản lý Đào tạo và bà Lê Thị Liên. Cả ba cán bộ đã liên quan tới việc nộp và nhận tiền hơn 1tỷ đồng tiền chống trượt thi cao học tại TT GDTX Thanh Hóa.
Trường TT GDTX Thanh Hóa |
Ông Đào Phan Thắng,ỷchốngtrượtcaohọcCáchchứccánbộgiáodụtilekeo bongdahomnay Giám đốc Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hóa cho biết, vụ việc nộptiền “chống trượt” của 40 học viên tham gia thi cao học Quản lý kinh tế (TrườngĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội) đang gây bức xúc trong dư luận.
Ba cán bộ phòng Quản lý đào tạo của Trung tâm GDTX gồm: ông Bùi Sỹ Hồng; ông LêTrọng Sơn và bà Lê Thị Liên đã tham gia tổ chức đấu mối, nhận và giữ số tiền1,08 tỷ đồng của 40 học viên.
Trong số 40 học viên chỉ có 7 người trúng tuyển. Nhiều học viên không trúngtuyển đã đề nghị cán bộ phòng Quản lý đào tạo của Trung tâm GDTX Thanh Hóa trảlại số tiền dùng để “ bôi trơn” đầu vào thì sự việc bị vở lỡ.
Theo ông Thắng, đây là hành động tự phát của một nhóm học viên và 3 cán bộ củaphòng Quản lý đào tạo thực hiện ngoài giờ hành chính. Do vậy hội đồng kỷ luậtcủa Trung tâm đã tiến hành họp kỷ luật lần 2 và đã ra kiến nghị sẽ kỷ luật ôngBùi Sỹ Hồng, ông Lê Trọng Sơn vì đã thu tiền của học viên chạy đầu vào cao học,làm ảnh hưởng đến uy tín nhà giáo, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đội ngũ giáoviên của Trung tâm.
Theo hình thức kỷ luật, 2 người này sẽ bị cách chức trưởng phòng, phó trưởngphòng và chuyển công tác khác.
Đối với bà Lê Thị Liên người đã tham gia tổ chức đấu mối, nhận và giữ số tiềncũng sẽ bị xử lý theo Nghị định 27 của Chính phủ Quy định về xử lý kỷ luật viênchức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức là sẽ cảnh cáo và chuyểncông tác khác.
Ông Thắng cũng thừa nhận, lãnh đạo Trung tâm có nhiều thiếu sót trong quản lýnên mới để xảy ra sự việc đáng tiếc trên.
Học viên không bị truy cứu trách nhiệm
Theo luật sư Lê Quốc Hiền, Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa, dựa vào hành vicủa ba cán bộ thu tiền phạm vào điều 280 Bộ luật hình sự bổ sung năm 2009, vềviệc lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Về mặt khách quan ở các tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản, trong đó hànhvi điển hình là làm dụng chức vụ quyền hạn là hành vi vượt quá chức năng nhiệmvụ của mình. Hoặc là hành vi làm trái công vụ để chiếm đoạt tài sản của ngườikhác.
Theo luật sư Hiền, hoàn thành tội phạm ở đây chính là loại tội phạm cấu thành vềmặt vật chất. Nghĩa là có sự chuyển dịch quyền sở hữu và có sự chiếm đoạt tàisản thì tội phạm mới hoàn thành.
Căn cứ vào dấu hiệu đặc trưng ba cán bộ trên phạm vào điều 280-BLHS, trong đó có4 hình phạt tù và một hình phạt bổ sung. Đối với hình phạt tù thấp nhất là mộtnăm và nhiều nhất là chung thân và hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ.
“Trong tội danh nói trên, người đưa tiền (học viên) không bị truy cứu trách nhiệm hình sựvà được coi là người bị hại được pháp luật bảo vệ” - lời luật sư Hiền.