TheĐánhngườichungsốngnhưvợchồnggâythươngtíchbịxửphạtthếnàkết quả iwakio thông tin trên báo khoảng 22 giờ 30 ngày 16/8, anh là Huỳnh Văn An (26 tuổi), ngụ (Tánh Linh) đi nhậu về thấy vợ đang nằm ngủ đã chửi rủa thậm tệ. Quá sợ việc chồng từng đánh đập, chị Mến bỏ ra nhà sau thì An dùng cây gỗ dài 80cm đánh đập tàn nhẫn lên đầu, tay, chân nhưng chị Mến vẫn cố gắng bỏ chạy.
Lập tức An dùng dao đuổi theo chém liên tiếp vào người đầu ấp tay gối với mình vô cùng ác độc. Gia đình người chồng và hàng xóm đều không dám can ngăn. Khi phát hiện chị Mến hôn mê, hàng xóm đã gây áp lực yêu cầu gia đình chồng đưa nạn nhân đến BV Chợ Rẫy cấp cứu.
Hành vi đánh vợ đáng bị lên án. |
Theo lời nạn nhân, hơn một năm qua người chồng đã đánh đập chị rất nhiều lần, chết đi sống lại nhưng lần này là lần hành hạ, đánh đập tàn nhẫn nhất. Hai người sống chung như vợ chồng, người vợ đang mang thai bị chồng vô cớ dùng cây gỗ đánh vào đầu, dùng dao chém đến chấn thương đầu, vỡ nền sọ (gãy xoang sàng hai bên); cả tay trái và phải bị gãy xương trụ, xương quay, xương mác; gãy nhiều xương ngón tay ở bàn tay trái. Trong trường hợp này người chồng bị xử lý như thế nào? Theo thông tin từ cơ quan điều tra, người chồng đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi đánh vợ.
Hành vi nêu trên cho thấy người chồng đã có hành vi bạo lực rất tàn ác với người vợ. Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây phẫn nộ dư luận.
Theo căn cứ tại Khoản 1, Điều 2, Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định về Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
Hành vi mà người chồng thực hiện là hành vi bị cấm trong Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007: “hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng”. Trong trường hợp này người vợ cần sự giúp đỡ, bảo vệ của những người thân khác trong gia đình, hàng xóm và các tổ chức xã hội để sớm ổn định lại tinh thần, sức khỏe. Theo quy định của Luật Phòng chống bạo lực gia đình, người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực trường hợp phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.
Việc khởi tố tội phạm cần căn cứ theo kết luận điều tra, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, theo thông tin ban đầu mà báo chí nêu thì Huỳnh Ngọc An có dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 BLHS. Nếu tỷ lệ thương tích từ 31% đến 60% thì phạt tù từ 02 năm đến 06 năm.
Căn cứ vào mức độ thương tích nếu tỷ lệ thương tích từ 31% trở lên thì không căn cứ vào việc người bị hại có đơn đề nghị khởi tố hay không, cơ quan điều tra sẽ điều tra nếu có dấu hiệu tội phạm sẽ khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc