Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >World Cup >TPHCM xảy ra 5 vụ ngộ độc thực phẩm năm 2024: Có vụ do ăn tiết canh tại nhà_bảng xếp hạng bóng đá y

TPHCM xảy ra 5 vụ ngộ độc thực phẩm năm 2024: Có vụ do ăn tiết canh tại nhà_bảng xếp hạng bóng đá y

2025-01-18 03:15:01 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:Thể thao View:117lượt xem

Ngày 10/1,ảyravụngộđộcthựcphẩmnămCóvụdoăntiếtcanhtạinhàbảng xếp hạng bóng đá y Sở An toàn thực phẩm TPHCM đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

TPHCM xảy ra 5 vụ ngộ độc thực phẩm trong năm 2024

Báo cáo về công tác ngăn ngừa, phòng chống ngộ độc thực phẩm, Sở ATTP TPHCM cho biết, cơ quan này đã có văn bản đề nghị UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo ATTP, phòng chống ngộ độc đối với các lễ hội, sự kiện có phục vụ ăn uống diễn ra trên địa bàn.

Sở ATTP cũng có văn bản gửi các cơ quan chức năng địa phương triển khai Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 11/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn TPHCM đã xảy ra 5 vụ việc liên quan ngộ độc thực phẩm. Cụ thể, có 2 vụ ngộ độc thực phẩm đối với bữa ăn gia đình, 2 vụ ngộ độc thực phẩm do sử dụng hàng rong trước cổng trường và 1 vụ xảy ra tại Công ty Cổ phần VNG, khu chế xuất Tân Thuận, quận 7.

Riêng các vụ ngộ độc thực phẩm đối với bữa ăn gia đình, có một vụ xảy ra tại buổi tiệc tất niên tối 2/2/2024 của 2 gia đình sống ở chung cư Gia Hòa (phường Phước Long B, TP Thủ Đức), với nạn nhân là 2 trẻ em. Vụ còn lại là 5 trường hợp nghi ngờ ngộ độc do ăn tiết canh tự chế biến tại nhà.

TPHCM xảy ra 5 vụ ngộ độc thực phẩm năm 2024: Có vụ do ăn tiết canh tại nhà - 1

Một trường hợp trẻ bị ngộ độc thực phẩm điều trị ở Bệnh viện Nhi đồng 2 (Ảnh minh họa: BV).

Tỷ lệ ca ngộ độc thực phẩm trên địa bàn TPHCM là 0,14/100.000 người dân; không có vụ việc trên 30 người mắc.

Về công tác giám sát mối nguy, Sở ATTP TPHCM đã triển khai lấy hơn 5.300 mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP đối với thủy sản; thịt dạng tươi, ướp đá, giữ mát, đông lạnh; nước đá; rượu trắng; rau, củ, quả tại chợ đầu mối, chợ truyền thống, kênh phân phối hiện đại...

Tổng cộng, cơ quan chức năng đã thực hiện kiểm nghiệm hơn 57.900 mẫu. Trong đó, số mẫu không đạt là 855 mẫu (tỷ lệ 1,47%); phát hiện chỉ tiêu vi sinh không đạt là 656 mẫu (chiếm tỷ lệ 1,44%). Có 199 mẫu bị phát hiện chỉ tiêu hóa lý không đạt (chiếm tỷ lệ 0,33%).

Về công tác thanh kiểm tra, giám sát và hậu kiểm, Sở ATTP đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản hơn 15.700 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống. Qua đó, xử lý vi phạm hành chính 64 cơ sở vi phạm, tổng tiền phạt hơn 812 triệu đồng.

Sở ATTP buộc 2 cơ sở nộp lại số lợi bất hợp pháp; buộc thu hồi bản tự công bố và buộc tiêu hủy nhiều sản phẩm như rau câu, bánh flan, kem ăn, chuối sấy giòn, bánh kem, cà phê đóng bình...

TPHCM xảy ra 5 vụ ngộ độc thực phẩm năm 2024: Có vụ do ăn tiết canh tại nhà - 2

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TPHCM trong một lần đi kiểm tra ở chợ nông sản Thủ Đức (Ảnh: NT).

Ngoài ra, cơ quan chức năng đã tịch thu 102kg thịt heo; buộc tiêu hủy hơn 1.500kg thực phẩm các loại; buộc thực hiện kiểm dịch lại 349 con heo, hơn 1.300kg thịt heo...

3 hạn chế, tồn tại trong quản lý an toàn thực phẩm

Lãnh đạo Sở ATTP TPHCM nhận định, bên cạnh các mặt thuận lợi, công tác đảm bảo ATTP ở địa phương cũng còn những mặt hạn chế, tồn tại.

Thứ nhất, thiếu các quy định việc quản lý kinh doanh thực phẩm trên các trang thương mại điện tử, mạng xã hội…

Thứ hai, vẫn còn tồn tại việc kinh doanh không phép (hàng rong, buôn bán tự phát, lấn chiếm lòng lề đường), đặc biệt là xung quanh trường học, bệnh viện, chợ đầu mối, chợ truyền thống, khu vực tập trung đông người. Các đối tượng kinh doanh có hành vi đối phó khi được kiểm tra.

Thứ ba, hiện nay, Sở ATTP vẫn đang tiếp tục hệ thống hóa các hồ sơ giấy trong các giai đoạn trước, để thực hiện cơ sở dữ liệu số hóa trong lưu trữ về lĩnh vực thực phẩm.

Trong năm 2025, Sở ATTP TPHCM sẽ rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị và sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Dự kiến, Sở ATTP giảm 1 đơn vị, đồng thời xây dựng lộ trình 5 năm giảm 15% biên chế, số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Sở cũng thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới, rà soát các văn bản pháp lý, chỉ đạo về ATTP trên địa bàn TPHCM để đăng tải công khai;

Tăng cường phối hợp với Sở Y tế, Sở Công Thương và các đơn vị có liên quan trong công tác kiểm tra các cơ sở bán lẻ thuốc, dược liệu, thuốc cổ truyền, thực phẩm chức năng…; kiểm tra, kiểm soát chặt việc kinh doanh thực phẩm trên môi trường mạng, hàng gian, hàng giả.

Công tác thanh kiểm tra, giám sát và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn TPHCM và công tác hậu kiểm hồ sơ tự công bố sản phẩm cũng được tăng cường.

Sở ATTP tập trung công tác kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, cơ sở dịch vụ ăn uống, các điểm tập kết, vận chuyển, mua bán nông, thủy sản, thực phẩm tự phát lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, vi phạm trật tự an toàn giao thông, không đảm bảo ATTP, gây ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình điểm đảm bảo ATTP (chợ thực phẩm an toàn, thức ăn đường phố trước cổng trường...).

Ngoài ra, tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về ATTP cho cán bộ, công chức, viên chức, người làm công tác quản lý ATTP các cấp.

Sở ATTP cũng tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết; tham mưu, trình cấp trên về việc sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi theo quy định; xem xét và giải quyết hồ sơ đúng luật, đúng hạn.

Trong năm 2025, Sở ATTP TPHCM sẽ bàn giao công tác quản lý nhà nước về ATTP với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM.

Tác Giả:Cúp C2
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái