“Tôi nghĩ rằng đó là cuộc gọi lừa đảo,Đằngsauconsóngcắtgiảmnhânsựlĩnhvựccôngnghệtoàncầkeo bd tv cho tới khi nhận ra đây là động thái Shopee đang tiến hành trên diện rộng”, Wang cho biết.
Trong tháng 9, sàn thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á đã cắt giảm 3% nhân sự tại Indonesia và rút lui hoàn toàn khỏi 4 thị trường, nhằm tối ưu hoá hiệu quả hoạt động.
Câu chuyện của Wang không còn là điều mới mẻ với người lao động ở lĩnh vực công nghệ thời gian gần đây. Hàng loạt các đại gia trong ngành, từ Mỹ, châu Âu hay Trung Quốc đều đã và đang tiến hành sa thải nhân viên quy mô lớn.
Đại gia công nghệ đua nhau sa thải nhân viên
Intel, gã khổng lồ công nghệ Mỹ, có khoảng 113.000 nhân viên tính tới thời điểm tháng 7/2022. Thế nhưng, số lượng này có thể giảm đi đáng kể, khi hàng nghìn người đang làm việc tại tập đoàn sẽ mất việc thời gian tới.
Các nguồn tin tiết lộ việc sa thải có thể diễn ra ngay trong tháng 10, dự kiến cùng thời điểm công bố kết quả kinh doanh quý III (27/10). Một số đơn vị, gồm cả bộ phận bán hàng và tiếp thị, có thể cắt giảm lên đến 20% nhân viên.
Đợt cắt giảm nhân sự lớn gần đây nhất của Intel đã diễn ra từ năm 2016, khi 12.000 người mất việc, tương đương 11% nhân viên công ty. Sau đó, hãng tiếp tục có các đợt sa thải quy mô nhỏ hơn khi đóng cửa một số bộ phận như modem di động và thiết bị không người lái.
Intel không hề “đơn độc” trên con đường này. Làn sóng đóng băng tuyển dụng của các công ty công nghệ từ đầu năm, đã chuyển thành chương trình cắt giảm nhân viên trên diện rộng.
CEO Meta, Mark Zuckerberg cho biết tập đoàn đã lên kế hoạch cải tổ và cắt giảm nhân sự lớn, thậm chí ngay cả ở các bộ phận cụ thể đang trên đà tăng trưởng. Cụ thể, nguồn tin của Wall Street Journal cho thấy tập đoàn này đang “âm thầm” sa thải một lượng lớn nhân viên với việc yêu cầu những người này tự nghỉ việc nếu không tìm được vị trí công việc mới phù hợp tại công ty trong thời hạn 30 ngày.
“Tôi đã kỳ vọng tình hình sẽ khả quan hơn nhưng thời điểm hiện tại không cho thấy điều này, bởi vậy chúng ta cần có kế hoạch mới để đối phó với thách thức này”, nhà sáng lập Facebook cho hay.
Trong khi đó, Twitter cũng thông báo cắt giảm 30% đội ngũ tuyển dụng sau khi đóng băng tuyển dụng toàn công ty, còn Snapchat sa thải 20% nhân viên vào tháng 8 vừa qua.
Theo ước tính, hơn 30.000 nhân viên công nghệ đã bị sa thải cho tới tháng 7 vừa qua. Cơn bão tiếp tục càn quét từ Tây sang Đông, các công ty công nghệ châu Á cũng không nằm ngoài xu hướng.
Đầu tháng 9, Tencent Holdings, đại gia công nghệ Trung Quốc thông báo cắt giảm lao động lần đầu tiên kể từ năm 2014, với hơn 5.500 vị trí. Trước đó, CEO ByteDance Liang Rubo, vào tháng 8, thông báo với nhân viên rằng công ty sẽ thu hẹp quy mô các mảng kinh doanh không cốt lõi.
Cũng trong khoảng thời gian này, gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba Group Holding, sa thải gần 10.000 người, đưa tổng số nhân viên từ 254.941 người xuống chỉ còn 245.700 người.
Sự chuyển dịch lao động tất yếu
Việc các công ty công nghệ đồng loạt sa thải nhân sự để giảm chi phí, đến từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, tác động lớn nhất là áp lực lạm phát gây sức ép tới lãi suất, làm tăng chi phí doanh nghiệp. Cùng với đó, nguy cơ suy thoái toàn cầu kéo tụt nhu cầu tiêu dùng, dẫn đến các nhà đầu tư chuyển sang trạng thái bi quan với lộ trình tìm kiếm lợi nhuận của các công ty công nghệ.
Giới phân tích nhận định doanh thu quý III của Intel sẽ giảm khoảng 15%, khi các khách hàng lớn của hãng gồm HP, Dell Technologies và Lenovo Group đều ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm nghiêm trọng. Trước đó, tại cuộc họp báo cáo thu nhập quý II, đại gia bán dẫn Mỹ cũng thừa nhận cần phải tiến hành thay đổi để cải thiện biên lợi nhuận.
“Chúng tôi sẽ tính toán giảm chi phí cốt lõi trong năm tài khoá 2022 và xem xét hành động bổ sung vào nửa cuối năm nay”, CEO Pat Gelsinger cho biết.
Tương tự, gã khổng lồ Internet Alibaba của Trung Quốc, trong quý II/2022 ghi nhận mức thu nhập ròng giảm 50%, xuống 22,74 tỷ NDT so với 45,14 tỷ NDT cùng kỳ năm ngoái. Kết quả là công ty trụ sở Hàng Châu đã phải cắt giảm 9.241 nhân viên dù 1 năm trước đó vẫn còn kế hoạch mở rộng quy mô nhân sự, đánh dấu lần đầu tiên số lượng nhân viên công ty giảm kể từ tháng 3/2016.
Thế nhưng, ở một góc nhìn khác, việc cắt giảm nhân sự không nhất thiết là một tín hiệu suy thoái dài hạn với ngành công nghiệp công nghệ. Hong Hao, nhà kinh tế học tại Hồng Kông cho biết các gã khổng lồ Internet vẫn có tiềm năng tăng trưởng lớn và làn sóng sa thải hiện tại chỉ phản ánh thực tế là các công ty này đang rút lui khỏi các hoạt động kinh doanh không có lãi, trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn.
“Alibaba có nhiều mảng kinh doanh khó kiếm lợi nhuận và không phục vụ các mảng kinh doanh cốt lõi. Do đó, việc loại bỏ những lĩnh vực như vậy là cần thiết để giảm chi phí và tăng hiệu quả”, Cheng Yu, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Kandong, Bắc Kinh cho hay.
Không chỉ vậy, đây là sự chuyển dịch tất yếu sau thời kỳ công ty công nghệ bùng nổ. Chẳng hạn, trong thời kỳ đại dịch, những gã khổng lồ công nghệ như Meta và Google từng có nhiều đợt tuyển dụng số lượng lớn kỹ thuật viên nhằm xây dựng các dự án liên quan làm việc từ xa và trực tuyến.
Zhang Chengyu, Trưởng Trung tâm kỹ thuật số doanh nghiệp tại hãng nghiên cứu Analysys cũng cho rằng triển vọng toàn ngành về lâu dài vẫn khả quan khi nhu cầu lao động công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất, bán lẻ và tài chính là rất lớn.
“Xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp đang diễn ra rộng khắp và không thể đảo ngược, mặc dù nó bị tác động bởi chu kỳ kinh tế vĩ mô và môi trường vi mô, dẫn đến biến động về tốc độ tăng trưởng”, Zhang cho biết.
Thế Vinh