Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Thể thao >Cuộc sống trong những căn nhà đầy rác ở Nhật Bản_bongdaso.v

Cuộc sống trong những căn nhà đầy rác ở Nhật Bản_bongdaso.v

2025-01-19 02:57:07 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:Nhận Định Bóng Đá View:106lượt xem

Đây là hiện tượng dai dẳng ở Nhật Bản và đang ngày càng trầm trọng hơn. Trên thực tế,ộcsốngtrongnhữngcănnhàđầyrácởNhậtBảbongdaso.v nhiều ngôi nhà chứa đầy rác vẫn xuất hiện ở quốc gia có tiếng là gọn gàng, sạch sẽ. "Gomi yashiki" là thuật ngữ chỉ những ngôi nhà tích trữ đầy rác như vậy, chủ nhân không thể vứt bỏ dù món đồ rất nhỏ hay rất vô dụng.

Sống trong những căn nhà ngập rác. (Ảnh: Japantimes)

Tích trữ rác là một hiện tượng phổ biến

Với Hana Fujiwara thì chuyện không thể tìm thấy sổ lương hưu vào lúc cấp bách giữa biển rác trong căn nhà chính là "giọt nước tràn ly". Cô gái ngoài 30 tuổi quyết tâm bắt tay vào thực hiện công cuộc dọn dẹp nhà cửa. Đây được coi là khoảnh khắc trưởng thành trong cuộc đời của Hana Fujiwara, theo Japantimes.

"Đó là thời điểm tôi quyết định hành động. Tôi nhận ra mình đã lãng phí quá nhiều thời gian quý báu để tìm kiếm đồ đạc trong đống lộn xộn ấy", Hana Fujiwara nói.

Trước đây, cô gái từng sống trong căn nhà ngập rác. Thậm chí, thời đại học, cô bị bạn trai bỏ vì thói quen này. Khi đó, anh ấy đến thăm nhà Hana Fujiwara mà không báo trước. Anh chỉ đứng ngoài nhìn vào căn nhà đầy rác, anh không muốn đặt chân vào đó. Ngay ngày hôm sau, anh chia tay cô.

Hana Fujiwara nói: "Có đến 27 cốc cà phê mua ở cửa hàng trong nhà tôi. Tôi không biết tại sao lại có nhiều như vậy trong khi tôi không bao giờ mời bạn bè đến nhà".

Khi Hana Fujiwara xem video tin tức về căn nhà bị trộm lẻn vào bới móc đồ đạc, cô giật mình nhận ra căn nhà của mình còn tồi tệ hơn khung cảnh lộn xộn đó.

Căn nhà của Hana Fujiwara chất đầy các hộp bìa cứng, thư cũ, quần áo, sách báo, túi giấy vương vãi khắp phòng. Lịch cũ treo tường cô không bóc ra, rèm cửa bị mốc cô cũng không thay, bụi bám đầy, những sợi tóc rụng khắp nhà Hana Fujiwara cũng không để ý. Lòng bàn chân của cô thậm chí đã chuyển sang màu đen. 

Căn nhà chất đầy rác, không thể nhìn rõ sàn nhà. (Ảnh: Japantimes)

Toru Koremura, Giám đốc điều hành công ty dọn dẹp chuyên nghiệp Riskbenefit, có trụ sở tại Tokyo cho biết anh và các đồng nghiệp từng đặt chân vào nhiều ngôi nhà đầy rác, lộn xộn, bẩn thỉu, hôi thối khác nhau. Có nhiều ngôi nhà kodokushi của người sống một mình, họ chết nhưng không ai phát hiện sau nhiều ngày, nhiều tuần.

"Mọi thứ chất chồng lên nhau. Đó là báo cũ, túi nhựa, chai lọ, giấy gói ở cửa hàng tiện lợi ... Khoảng 70% nạn nhân sống trong nhà kodokushi đều ở tình trạng "gomi yashiki". Bệnh tật ảnh hưởng đến hành vi của họ", Toru Koremura nói.

Nguyên nhân là gì?

Ở Nhật Bản, không gian sống nhỏ ở các trung tâm đô thị và thời gian làm việc khắt khe là những nguyên nhân cơ bản gây ra hiện tượng này.

Ngoài ra có một số giả thuyết khác liên quan đến nguyên nhân gây ra hành vi tích trữ đồ đạc như chủ nghĩa hoàn hảo, trầm cảm, rối loạn tăng động giảm chú ý, chấn thương tâm lý...

Toru Koremura cho rằng những người làm công việc căng thẳng, kéo dài nhiều giờ thường có xu hướng làm cho nơi ở bừa bộn. Nguyên nhân là do sau giờ làm, họ không còn thời gian và sức lực để chăm sóc bản thân.

"Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều gia đình lớn tuổi, độc thân cũng sống trong cảnh nhà đầy rác. Tôi từng dọn dẹp nhà của người phụ nữ 70 tuổi sống một mình, vì không thể tự mang rác đi đổ nên bà cất luôn trong nhà", Toru Koremura nói.

Theo điều tra dân số quốc gia Nhật Bản năm 2020, hơn 1/3 số hộ gia đình là người độc thân. Cứ 5 người từ 65 tuổi trở lên thì có 1 người sống một mình.

Bên cạnh đó, đại dịch bùng phát và các biện pháp cách ly phòng dịch tại nhà khiến nhu cầu mua sắm trực tuyến, giao đồ ăn tăng cao. Điều này góp phần tạo ra hành vi tích trữ mới. 

"Chúng tôi gọi họ đó là những ngôi nhà của Amazon. Họ đặt hàng nhưng không bao giờ mở. Các hộp giấy cứ thế mà xếp chồng lên nhau", Koremura nói.

Tuy nhiên, rất khó nhận ra căn nhà chất đầy rác vì chủ nhân thường che giấu tình trạng, đóng kín cửa. Họ cảm thấy xấu hổ về tình trạng khó khăn của bản thân.

Hiệp hội Tâm thần học Mỹ cho biết mức độ phổ biến, các đặc điểm của người thích tích trữ có vẻ giống nhau giữa các quốc gia và nền văn hóa. Khoảng 2,6% dân số mắc chứng rối loạn này, tỷ lệ cao hơn ở những người trên 60 tuổi và những người có chẩn đoán tâm thần khác như lo lắng và căng thẳng.

Tomohiro Nakao, Giáo sư Đại học Kyushu cho biết rằng hiện tượng tích trữ bị ảnh hưởng do một số đặc điểm cụ thể của từng quốc gia như nhân khẩu học, chuẩn mực xã hội.

Ông nói: "Ở Nhật Bản, quy mô hộ gia đình đang giảm dần, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Ngày càng nhiều người sống một mình, không giao tiếp với hàng xóm, khiến người khác khó nắm bắt hoàn cảnh của họ. Có những gia đình cha mẹ già 80 tuổi vẫn ở cùng chăm sóc con 50 tuổi thất nghiệp. Khi cha mẹ qua đời, họ cảm thấy cô đơn, không giao tiếp, nhà ở biến thành gomi-yashiki".

Tích trữ là một hiện tượng phổ biến (Ảnh: Japantimes)

Tìm cách giải quyết

Trong những năm gần đây, nhiều chính quyền địa phương tự ban hành các sắc lệnh để xử lý hiện tượng tích trữ. Đặc biệt trong các trường hợp rác xâm phạm tài sản của người khác hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng. 

Ở Tokyo, một số nơi như Adachi, Arakawa, Shinjuku, Toshima... đều đưa ra hướng dẫn riêng về việc giải quyết những ngôi nhà tích trữ.

Tuy nhiên, việc này gặp nhiều khó khăn. Takeshi Yamaguchi, một quan chức ở Setagaya, cho biết giải quyết nhà đầy rác rất phức tạp, nhất là những căn hộ cho thuê vì thông thường trách nhiệm sẽ thuộc về chủ nhà.

Hana Fujiwara từng là một người tích trữ, nhưng hiện tại cô theo đuổi lối sống gọn gàng, ngăn nắp. (Ảnh: Japantimes)

Với Hana Fujiwara, cô bắt đầu bằng cách tự thay đổi bản thân, tạo thói quen phân chia công việc bằng Excel, cũng như bảng KPI. Cô chia chiến dịch dọn dẹp thành nhiều giai đoạn,  ghi lại số lượng đồ vật đã vứt bỏ, cập nhật hàng tuần.

"Tôi coi đây là một dự án và tiếp cận nó như công việc của mình. Tôi cũng đưa mục đích rõ ràng đó là sẽ mời bạn bè đến căn phòng sạch sẽ của mình và tổ chức một bữa tiệc ngay tại đó", cô chia sẻ.

Các quy tắc phân loại rác ở Nhật Bản khá phức tạp và điều này khiến động lực dọn dẹp nhà của những người như Fujiwara gần như vỡ vụn.

Nhưng với sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè, cô ấy đã mất khoảng ba tháng để hoàn thành công việc. Đây là lần đầu tiên cô nhìn thấy màu sàn nhà sau nhiều năm. Cô kiểm soát tài chính, không chi tiêu lãng phí, giữ căn nhà gọn gàng, sạch sẽ. 

Tác Giả:World Cup
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái