Nhiều người cho Bống cũng giống như Đỗ Nhật Nam trước đây,ôbéTuyênQuangtuổimởcửahàngkinhdoanhtựsắmhànghiệbxh bóng đá ngoại hạng anh đều là những đứa trẻ không có tuổi thơ. Nhưng “Bống chè bưởi” nói rằng: “Từ bé đến giờ con thấy rất vui. Con được làm nhiều việc mà các bạn chưa được làm”.
Cuộc trò chuyện với “Bống chè bưởi” (tên thật là Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc, SN 2007, Tuyên Quang) được thực hiện khi cả Bống và mẹ đang tất bật chuẩn bị cho việc mở cửa hàng “Chè bưởi Bống nấu” đầu tiên tại Hà Nội.
Bống hào hứng kể về những “kế hoạch nhỏ” mà không hề nhỏ so với lứa tuổi 12 của mình. Cô bé cũng vừa chuyển lên học tập tại một ngôi trường mới tại Hà Nội. Bống mong muốn sẽ có nhiều hơn những cửa hàng “Chè bưởi Bống nấu” ở khắp các tỉnh thành trên cả nước.
“Từ bé đến giờ con thấy rất vui. Con được làm nhiều việc mà các bạn chưa được làm”.
Bống từng là gương mặt trẻ “gây sốt” trong chương trình “Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ” với khả năng kinh doanh ít thấy so với lứa tuổi.
7 tuổi, Bống bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh với nhiều mặt hàng khác nhau như chè bưởi tự nấu, sách truyện và đồ chơi slime. Khách hàng của cô bé là những người hàng xóm, bạn bè quen hay những đồng nghiệp của bố mẹ.
Được mẹ cho sử dụng điện thoại từ mẫu giáo, Bống bắt đầu học cách dùng Facebook, Instagram và Youtube để hỗ trợ cho việc quảng cáo sản phẩm.
Nhờ công việc kinh doanh này, cô bé đã tự làm chủ tài chính, kiếm được một khoản thu nhập ổn định và mua cho mình iphone, laptop hay những món đồ hàng hiệu đắt tiền.
Tư duy kinh doanh bài bản của cô bé ở độ tuổi 11, 12 có phần chững chạc so với độ tuổi. Bống cũng tự nhận mình hơi “trưởng thành” hơn các bạn vì “con có cơ hội tìm hiểu về kinh doanh nên chắc con sẽ có suy nghĩ về chi tiêu và cách quản lý tiền hơn. Bố mẹ cũng rất tin tưởng khi con quyết định mua một món đồ gì đó”, Bống nói.
Từ việc mong muốn tạo lập nên một thương hiệu riêng, Bống nghĩ đến việc phải thay đổi mẫu cốc, tạo logo riêng cho sản phẩm. Cái tên “Chè bưởi Bống nấu” cũng được cô bé chia sẻ: “Con muốn đặt như thế để tạo ra sự thu hút và độc đáo cho sản phẩm của mình”.
“Con muốn đặt như thế để tạo ra sự thu hút và độc đáo cho sản phẩm của mình”.
Hơn một năm trở về trước, Bống vẫn áp dụng quy tắc 6 chiếc ví trong việc quản lý tiền bạc. Dù có những khi trong túi chỉ có 100 nghìn, cô bé vẫn chia ra 50% để sử dụng cho những nhu cầu thiết yếu, 10% cho việc tiết kiệm dài hạn. Số còn lại, Bống dành cho giáo dục, hưởng thụ, đầu tư và cho đi.
“Nhưng một năm trở lại đây con nhờ mẹ làm cho một chiếc thẻ ATM để gửi tiền vào và dùng nó để thanh toán các khoản cần chi. Hiện tại việc chi tiêu quen dần và linh hoạt hơn nên con không còn phải chia ra 6 chiếc ví như trước nữa”, Bống kể.
Mẹ Bống, chị Dương Thanh Thúy cho biết, từ nhỏ Bống đã được tự quản lý những khoản tiền riêng. Khi ở độ tuổi mẫu giáo, chị cho con quản lý vài chục nghìn. Lên lớp 1, số tiền ấy tăng lên vài trăm. Đến giờ, cô bé luôn có trên một triệu đồng trong ví.
Cô bé còn có thói quen liệt kê ra những món đồ cần mua để cân nhắc và nhờ bố mẹ tư vấn khi cảm thấy băn khoăn.
Chị Thúy chia sẻ: “Mình không bao giờ cấm cản con mua cái này hay cái khác. Khi còn nhỏ mình vẫn để con cân nhắc và tự quyết mọi thứ, dĩ nhiên vẫn trong tầm kiểm soát.
Mình nghĩ rằng khi được quản lý tài chính từ sớm con sẽ có kế hoạch chi tiêu rõ ràng hơn. Nhờ vậy, con sẽ hiểu rằng việc chi tiêu cần phải cân đối và tiết kiệm để không thiếu trước hụt sau”.
Ngoài công việc kinh doanh chè bưởi, Bống còn bán sách và slime. Cô bé hào hứng kể: “Sách là thứ cả hai mẹ con đều rất thích. Con thích đọc sách kinh doanh để hiểu thêm về tâm lý người bán hàng và người mua hàng. Khi tìm được những cuốn sách hay con sẽ viết những dòng giới thiệu nội dung hấp dẫn để khách hàng muốn mua chúng.
Việc mua một số lượng lớn sách sẽ được ưu đãi nhiều. Nhờ vậy, con cũng để ra được một chút tiền lời. Tủ sách của con giờ khá đầy mà con không muốn bán thanh lý vì quyển nào con cũng thích”.
Dù nhiều người cho Bống cũng như Đỗ Nhật Nam đều là những đứa trẻ không có tuổi thơ, nhưng Bống cho rằng, bản thân luôn cảm thấy vui vẻ như bất kỳ đứa trẻ nào khác.
“Ngoài giờ học, con vẫn thư giãn, nghe bài hát tiếng Anh, tập đàn ukele và đọc sách. Con cũng hay xem video của các anh chị bán hàng đang có nhiều người theo dõi để học tập cách kinh doanh. Hàng ngày con thường đi bộ cùng mẹ hoặc đi mua thực phẩm, sau đó hai mẹ con sẽ về chuẩn bị bữa ăn.
Buổi tối con dành thời gian cho việc học tiếng Anh, xem phim bằng tiếng Anh hoặc tập các bài thuyết trình ngắn bằng tiếng Anh qua sơ đồ tư duy.
Những ngày cuối tuần, con hay tham gia các hoạt động ngoại khóa với lớp hoặc đến trung tâm Anh ngữ làm trợ giảng cho lớp các em nhỏ 5-6 tuổi. Từ bé đến giờ con thấy cuộc sống của mình rất vui. Con và các bạn trong lớp chơi với nhau cũng rất thân thiết”.
"Từ bé đến giờ con thấy cuộc sống của mình rất vui. Con và các bạn trong lớp chơi với nhau cũng rất thân thiết”.
Sau khi tham gia chương trình “Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ”, Bống nhận được khoản đầu tư 300 triệu từ Shark Hưng và Shark Thủy cùng học bổng trị giá 500 triệu đồng. Hiện cô bé đang cùng ekip của Shark Thủy lên kế hoạch để "ra mắt" cửa hàng "Chè bưởi Bống nấu" đầu tiên tại Hà Nội.
Còn với bố mẹ Bống – vốn là một công chức bình thường - thì đây là một khoản đầu tư bất ngờ.
“Ban đầu mình ủng hộ con vì nghĩ rằng một đứa trẻ cần phải biết đến giá trị của sức lao động. Do vậy, mình muốn con lao động ngoài thời gian học trên trường để con trở thành con người không có thời gian nhàn rỗi vô ích.
Mỗi người chỉ có 24 giờ/ ngày. Nếu từ nhỏ rèn được thói quen biết sắp xếp thì sau này lớn lên, con sẽ không bị sa đà vào những việc mất thời gian. Cho con kinh doanh từ sớm, mình mong muốn con biết cách xây dựng cuộc đời của riêng mình, biết sắp xếp thời gian, công việc hợp lý, đồng thời mình muốn con biết cách hưởng thụ có ích và không hoang phí”.
Giờ đây, chị Thúy chọn cách đồng hành cùng con để nuôi dưỡng đam mê. “Mình cũng đang đề nghị với các shark sẽ để con chỉ bán vào thứ 7, chủ nhật vì quan trọng nhất với con lúc này vẫn là việc học. Cửa hàng mở ra sẽ là môi trường giúp con nuôi dưỡng đam mê”.
Thúy Nga
Ông Justin Sinnott, chuyên gia tư vấn tài chính tại Mỹ cho rằng, cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến thành công tài chính của con.