Thủ tướng Đức Olaf Scholz chuẩn bị thăm chính thức Việt Nam.
Truyền thông Đức đưa đậm thông tin về chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Olaf Scholz tới Việt Nam các ngày 13-14/11,ếnthămcủaThủtướngScholzkhẳngđịnhvịthếcủaViệwolfsburg đấu với freiburg khẳng định đây là cơ hội rất tốt để hai nước thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược.
Bài viết đăng trên trang web của Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) cho biết trọng tâm của chuyến thăm là nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược được hai nước ký kết từ năm 2011.
Chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Olaf Scholz tại Việt Nam tạo cơ hội để làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa hai nước.
Theo Viện KAS, Thủ tướng Olaf Scholz sẽ hội đàm với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và hội kiến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội.
Các ý định thư làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược trong các lĩnh vực chính sách như khí hậu, chuyển đổi năng lượng, an ninh, quốc phòng, đã sẵn sàng cho việc ký kết.
Chuyến thăm của Thủ tướng Scholz đến Đông Nam Á cũng nhằm nhấn mạnh cách tiếp cận "đa dạng hóa thông minh" của Chính phủ Đức.
Bài viết nhận định tại châu Á, việc Thủ tướng Scholz đến thăm Việt Nam chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc đã minh chứng cho vị thế và tầm quan trọng ngày càng tăng của Việt Nam.
Với gần 100 triệu dân, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới và là đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức ở Đông Nam Á.
Việt Nam cũng là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do khu vực hoặc song phương, là địa điểm đầu tư hấp dẫn được rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài quan tâm.
Chuyến thăm của Thủ tướng Scholz cùng với đoàn doanh nghiệp Đức có thể tạo thêm nhiều động lực quan trọng cho việc hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai bên.
Việt Nam cũng được coi là đối tác quan trọng của Đức trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, tăng cường các dự án bảo vệ môi trường và khí hậu.
Trong khi đó, bài viết trên báo Neues Deutschland nhận định Việt Nam hiện là một địa điểm đầu tư hấp dẫn của các doanh nghiệp Đức.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức đánh giá rất cao "những nỗ lực to lớn của Chính phủ Việt Nam" trong việc hội nhập đất nước với cộng đồng kinh tế toàn cầu. Công cuộc Đổi mới mà Việt Nam triển khai từ năm 1986 đã khởi đầu cho sự phát triển vượt bậc của đất nước.
Theo báo trên, ngay từ năm 2007, các doanh nghiệp Đức đã nhìn thấy "một quốc gia đang phát triển trên con đường trở thành một quốc gia công nghiệp."
Với mức tăng trưởng khoảng 7%, Việt Nam là một trong những nước tăng trưởng mạnh nhất trong khu vực và trên thế giới.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế. Trong bối cảnh hiện tại, nhiều doanh nghiệp Đức đang tìm kiếm một địa điểm đầu tư mới và Việt Nam là quốc gia được ưu tiên lựa chọn./.
Theo TTXVN