Các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi
Đây là thông tin được ông Hoàng Minh Tiến,áccuộctấncôngmạngvàoViệtNamngàycàngtinhvihơkeo truc tuyen Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đưa ra tại Hội nghị chuyên đề và diễn tập ứng cứu sự cố cho bộ phận tác nghiệp tổ chức vào sáng 29/9.
Theo ông Hoàng Minh Tiến, thời gian gần đây đã có nhiều sự kiện mất an toàn thông tin nghiêm trọng trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Các cuộc tấn công khai thác lỗ hổng bảo mật (lỗ hổng Zero-day) nhắm vào việc kiểm soát, tấn công APT hoặc phổ biến hiện nay là tạo ra các mạng máy tính ma (Botnet) có quy mô lớn; cung cấp dịch vụ tấn công theo yêu cầu, tấn công từ chối dịch vụ...
Ông Hoàng Minh Tiến tại cuộc diễn tập về an ninh mạng sáng 29/9. Ảnh: Duy Vũ |
Dẫn số liệu 6 tháng đầu năm nay, ông Tiến cho biết dù các cuộc tấn công mạng vào Việt Nam đã giảm 244 cuộc so với năm 2019 nhưng mức độ tinh vi và thiệt hại lại lớn hơn nhiều.
Thực tế cho thấy, không một tổ chức nào có thể đảm bảo an toàn 100% hệ thống thông tin và các chuyên gia, các cán bộ thực thi bảo đảm an toàn thông tin của tổ chức không thể quán xuyến hết mọi vấn đề từ bảo đảm an toàn đến việc ứng phó khi xảy ra sự cố mất an toàn hoặc bị tấn công mạng.
Từ mô hình tổ chức đội ứng cứu sự cố bảo mật (CSIRT) trên thế giới, Việt Nam đã phát triển một mô hình riêng là Mạng lưới ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia; thành lập Đội tác nghiệp ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia để tham gia ứng cứu xử lý các sự cố nghiêm trọng quốc gia, lãnh đạo Cục An toàn thông tin chia sẻ.
Diễn tập ứng phó với sự cố tán công DDoS
Cuộc diễn tập ứng phó với sự cố tán công DDoS lần này có chủ đề “Thúc đẩy vai trò của Đội tác nghiệp ứng cứu khẩn cấp quốc gia trong hoạt động bảo đảm an toàn thông tin” được tổ chức theo hình thức trực tuyến trên nền tảng Make in Vietnam emeeting.
Theo ông Hoàng Minh Tiến, chương trình diễn tập lần này là hoạt động chính thức của Đội tác nghiệp ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia sau khi được kiện toàn vào hồi tháng 3 năm nay.
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu VNCERT |
Mục tiêu là để tạo kênh trao đổi, phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong việc bảo đảm an toàn, ứng cứu khi xảy ra sự cố giữa cơ quan điều phối quốc gia, Đội tác nghiệp ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia và các đầu mối ứng cứu sự cố của các bộ, ngành, các địa phương khi xử lý các sự cố nghiêm trọng.
Bổ sung kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của lực lượng kỹ thuật chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho các cơ quan tổ chức trong tình huống phòng, chống tấn công từ chối dịch vụ. Đồng thời nắm chắc các quy trình ứng cứu, xử lý sự cố tấn công mạng và cơ chế phối hợp với các đơn vị liên quan để có thể ứng cứu kịp thời khi có sự cố xảy ra.
Ông Nguyễn Trọng Thái, Trưởng phòng ATTT thuộc Bộ Tư lệnh 86, Bộ Quốc Phòng đánh giá, các cuộc tấn công thường xảy ra với quy mô lớn gây tổn thất nặng nề. Do đó, chúng cần phải được nghiên cứu, tổ chức luyện tập để sẵn sàng ứng phó với các cuộc tấn công trong tương lai. Đây cũng là mục tiêu của cuộc diễn tập.
Chương trình diễn tập tổ chức theo hình thức diễn tập bàn tròn TTX (Table-Top-Exercise), được lồng ghép giữa quy trình và chia sẻ thông tin, cách xử lý dựa trên tình huống giả định tấn công từ chối dịch vụ vào hệ thống thông tin quan trọng của quốc gia và các bộ, ngành, địa phương trong cơ chế có điều phối xử lý sự cồ của cơ quan điều phối quốc gia, tham gia ứng cứu xử lý của Đội tác nghiệp ứng cứu khẩn cấp quốc gia; các đầu mối ứng cứu sự cố có liên quan, các nhà cung cấp dịch vụ với các tổ chức bị sự cố.
Tình huống diễn tập được đưa ra là hệ thống Dịch vụ công quốc gia có dấu hiệu bị tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) làm cho mọi hoạt truy cập đến hệ thống bị gián đoạn sau một thời gian toàn bộ hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ rơi vào tình trạng tê liệt.
Ngoài cổng dịch vụ công quốc gia, các cổng dịch vụ công của các địa phương và của các bộ ngành cũng đang có dấu hiệu rà quét, tấn công thăm dò.
VNCERT/CC phối hợp với Đội tác nghiệp ứng cứu khẩn cấp quốc gia, với các ISP và các đơn vị vận hành các hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến của quốc gia, của các bộ, ngành, địa phương triển khai các hoạt động ứng phó, xử lý ở những điểm đang có sự cố, sẵn sàng các điều kiện phát hiện và ngăn chặn tấn công ở các điểm chưa bị tấn công.
Lãnh đạo Cục An toàn thông tin cũng kì vọng, chương trình diễn tập sẽ tiếp tục được phát triển sâu hơn, thực tế hơn. Các cán bộ, đầu mối ứng cứu sự số của các bộ, ngành, địa phương và thành viên mạng lưới tăng cường các hoạt động phối hợp đảm bảo an toàn thông tin, tham gia và góp ý cho Bộ TT&TT và các cơ quan chức năng về những nội dung, giải pháp cần thực hiện để tăng cường đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin, nhất là trong thời kỳ cả nước thúc đẩy xây dựng Chính phủ số - Kinh tế số và xã hội số.
Cũng trong khuôn khổ sự kiện, các chuyên gia đến từ Bộ tư lệnh 86, Trung tâm An toàn thông tin VNPT và Công ty An ninh mạng Viettel đã trình bày chuyên đề chuyên sâu về kỹ thuật cho các thành viên Đội tác nghiệp ứng cứu khẩn cấp quốc gia và các cán bộ kỹ thuật tham gia diễn tập.
Duy Vũ
Để các đội ứng cứu có đủ năng lực xử lý sự cố xảy ra trong hệ thống của đơn vị mình, Bộ TT&TT cho rằng, hoạt động diễn tập cần chuyển sang hình thức diễn tập thực chiến với phương thức, phạm vi và tính chất mới.