Ngày 4/12,ưởngvếtloétlànhiệtmiệngngườiđànôngởTPHCMphảicắttoànbộlưỡkết quả bóng đá c1 đêm qua đại diện Bệnh viện Nguyễn Trãi (TPHCM) cho biết, các bác sĩ mới tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân bị ung thư nặng, với diễn tiến bệnh nhanh, chỉ trong vài tháng.
Bệnh nhân là ông N.V.P. (64 tuổi, ngụ TPHCM). Khai thác bệnh sử, cách nhập viện 6 tháng, bệnh nhân phát hiện có vết loét vùng lưỡi phải, gây đau. Nghĩ loét do nhiệt miệng, người đàn ông tự mua thuốc uống nhưng không bớt.
Theo thời gian, vết loét ngày càng lớn, cứng dần và dễ chảy máu, làm bệnh nhân ăn uống rất khó khăn, chỉ có thể uống nước và sữa. Cách nhập viện 2 tuần, vì quá đau, bệnh nhân được người nhà đưa đi khám bệnh. Lúc này, khối u ở lưỡi đã to, dính sàn miệng làm ông đau nhiều, nói khó, không rõ tiếng.
Tại Bệnh viện Nguyễn Trãi, bệnh nhân được sinh thiết khối u, cho kết quả là carcinoma tế bào gai (u ác tính) của lưỡi, được chỉ định nhập viện gấp.
Quá trình kiểm tra, các bác sĩ ghi nhận khối u ác ở lưỡi của bệnh nhân có kích thước 4x3cm, cứng và lồi lõm không đều, gây loét, dễ chảy máu, nhiều giả mạc, xâm lấn dính vào sàn miệng.
Khối u khiến lưỡi bệnh nhân bị hạn chế vận động, gây nuốt khó và rất bất tiện trong sinh hoạt. Bệnh nhân cũng có hạch di căn dưới hàm phải, kích thước 0,7cm.
Sau khi hội chẩn toàn viện, bệnh nhân được chẩn đoán bị ung thư lưỡi giai đoạn 4. Để điều trị, người đàn ông được lên phác đồ cắt toàn bộ lưỡi, sau đó tái tạo lưỡi bằng vạt cơ ngực lớn có cuống mạch.
Trước khi thực hiện, các bác sĩ tư vấn về tình trạng bệnh, phương pháp mổ, chăm sóc, nuôi ăn sau mổ cho bệnh nhân và người nhà, cùng các nguy cơ có thể xảy ra khi điều trị. Bệnh nhân cũng được bổ sung dinh dưỡng và chuẩn bị kỹ lưỡng các bước trước mổ.
Nhờ vậy, ca mổ diễn ra thuận lợi. Hậu phẫu 4 ngày, bệnh nhân được rút khai khí đạo và được tập nuốt, tập phát âm. Hiện tại, vết mổ của người đàn ông lành tốt, giảm tình trạng đau. Bệnh nhân đã ăn được sữa, khả năng nói đã phục hồi 50%.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến, Phó trưởng khoa Ngoại tổng hợp, phẫu thuật viên chính cho ông P. chia sẻ, phương pháp tái tạo lưỡi bằng vạt cơ có cuống mạch giúp bệnh nhân ung thư lưỡi phục hồi khả năng nói và nuốt, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Đây là một phẫu thuật phức tạp, yêu cầu trình độ và kinh nghiệm của ekip mổ, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa các phẫu thuật viên, bác sĩ ung thư và đội ngũ chăm sóc phục hồi chức năng sau mổ.
Các bác sĩ khuyến cáo, ung thư lưỡi nếu phát hiện sớm có ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị. Tuy nhiên, dấu hiệu ban đầu của bệnh thường khá mờ nhạt và dễ bị bỏ qua, khiến nhiều bệnh nhân vào viện khi đã ở giai đoạn nặng.
Do vậy, khi gặp bất cứ triệu chứng bất thường nào ở lưỡi, má hoặc bất cứ vị trí nào vùng khoang miệng… người dân cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám, phát hiện tình trạng và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh, như người trên 40 tuổi có tiền sử hút thuốc, uống rượu và những người có thói quen quan hệ tình dục không an toàn… cũng nên thường xuyên tầm soát nhằm phát hiện sớm ung thư lưỡi.