Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Nhà cái uy tín >Cần xây dựng hệ thống bảo vệ, kết nối và phân phối nhạc, sách, radio số _kqbd karlsruher

Cần xây dựng hệ thống bảo vệ, kết nối và phân phối nhạc, sách, radio số _kqbd karlsruher

2025-01-14 02:13:11 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:Nhà cái uy tín View:547lượt xem

Lời tòa soạn: Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10,ầnxâydựnghệthốngbảovệkếtnốivàphânphốinhạcsáchradiosố kqbd karlsruher Báo VietNamNet mở mục “Đóng góp ý tưởng Chuyển đổi số”, góp phần lan tỏa những kinh nghiệm tốt, những bài học hay, các nhân vật tiêu biểu và những câu chuyện cả thành công và chưa thành công của các cơ quan, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp cũng như người dân trong hành trình chuyển đổi hoạt động lên môi trường số.

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của ông Nguyễn Ngọc Hân - CEO Thudo Multimedia về kiến nghị xây dựng Cổng âm nhạc số quốc gia của Việt Nam để cho phép các đơn vị kinh doanh âm nhạc, sách nói và phát thanh Podcast có thể quản lý tập trung những tác phẩm và phân phối nội dung trên các flatform.

Khi nhạc số lên ngôi, người dùng được tiếp cận với kho nhạc trực tuyến khổng lồ, nhưng với các nền tảng phân phối trong nước, chúng ta thấy sự quay lưng của các nhà sản xuất và ca sĩ. Từ nhiều năm nay, các hệ thống kinh doanh nhạc trên sân nhà cũng gần như vắng bóng tác phẩm nước ngoài. Nguyên nhân một phần bởi Việt Nam chưa có nền tảng quản lý, phân phối nhạc trực tuyến (đặc biệt là streaming music), doanh thu ngành âm nhạc tăng trên toàn cầu nhưng lại giảm ở trong nước. Thực trạng này thể hiện sự hạn chế trong quá trình chuyển đổi số quốc gia về mảng âm nhạc.

Ông Nguyễn Ngọc Hân - CEO Thudo Multimedia

Thị trường âm nhạc trực tuyến mất dần vào tay đối thủ “ngoại”

Các nền tảng kinh doanh nhạc xuyên biên giới (Apple, Spotify) đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng nhanh với tỷ lệ nghe nhạc streaming chiếm 62% năm 2021. Doanh số năm 2022 dự báo đạt 23 triệu USD cho nhạc streaming và 19 triệu USD cho nhạc tải về, tốc độ tăng trưởng 18,8%/năm. Số liệu trên cho thấy thị trường âm nhạc trực tuyến Việt Nam đang mất dần vào tay các nền tảng xuyên biên giới. 

Nghịch lý đầu tiên là các nền tảng phân phối nhạc Việt lớn hiện nay đều là nền tảng ở nước ngoài, các đơn vị sản xuất nội dung đa số phát hành thông qua hệ thống nước ngoài bởi khả năng cung cấp đầy đủ nhu cầu nghe đa dạng của thính giả: nghe nhạc giải trí (kho nhạc), nghe kiến thức khi học hành (sách nói) và tương tác với người nổi tiếng khi cần giao tiếp xã hội (Podcast - Radio số). Một lý do nữa khiến nền tảng phát hành nhạc của Apple và Spotify hay Google Music được chủ sở hữu các tác phẩm mới chọn làm nơi xuất bản là tại đây có những lợi thế mạnh mẽ cho nghệ sĩ và nhà sản xuất như: tập người dùng lớn, phát trực tiếp tới người nghe, chi trả tác quyền minh bạch (25% doanh thu), có nhiều chương trình xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ tốt nhất cho nhà sản xuất nội dung.

Tại Việt Nam, hầu hết các nền tảng phân phối nhạc lớn (của nhà mạng VinaPhone, Viettel...) đều có cổng cung cấp âm nhạc tới người dùng như nghe nhạc trực tuyến, nhạc chuông… Song phần lớn những sản phẩm này đều đứng như một dịch vụ độc lập, chưa có sự gắn kết, khâu quản lý mất nhiều sức người nhưng không có được dữ liệu tổng quát phục vụ việc phân tích thói quen người dùng để đưa ra xu hướng kinh doanh. Do không có sự liên thông dữ liệu nên cũng chưa có sự phối hợp với Nhà cung cấp nội dung (CP) để thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực âm nhạc. Từ những tồn tại trên, khi đứng trong dòng chảy mạnh mẽ của Internet, các nhà mạng dường như đứng ngoài cuộc đua kinh doanh giá trị gia tăng mới như âm nhạc, game, giáo dục… nguyên nhân chính do chúng ta chưa có một nền tảng quản lý, phân phối nhạc trực tuyến đủ lớn để tập hợp từng phân khúc. Tài nguyên quốc gia (băng thông) được bán theo các gói data ngày một rẻ, chất lượng ngày một tốt nhưng chỉ phục vụ cho các dịch vụ xuyên biên giới.

Ở khía cạnh công nghệ hỗ trợ cho lĩnh vực âm nhạc, các nền tảng phát hành âm thanh số đều đưa việc đánh số nội dung (Content ID) và bảo vệ bản quyền vào khâu quản lý phân phối các tác phẩm khi phát hành trên môi trường Internet. Cụ thể như sau:

DRM sẽ cấp khóa giải mã mỗi lần 1 tác phẩm được sử dụng, từ đó dễ dàng đếm được số lần sử dụng tác phẩm trên từng kênh phân phối, từng người dùng cụ thể. Đây là cơ sở quan trọng để đo lượt nghe của người dùng, cũng như cơ sở làm đối soát, phân chia doanh thu. 

Hệ thống đánh dấu nội dung (Audio Watermarking) giúp ghi nhận nguồn gốc và đánh dấu chuỗi phân phối của tác phẩm trước khi xuất bản. Các hệ thống lớn như YouTube cũng thực hiện đánh số thông qua hệ thống Content ID, hay Facebook đánh dấu nội dung qua hệ thống RM ID. Việc đánh dấu tác phẩm chính là cách để các tác phẩm vô hình có thể được quản lý như tác phẩm hữu hình. Ví dụ: Đánh mã 001 cho tác phẩm  Quốc ca do dàn nhạc giao hưởng Quốc gia Việt Nam cung cấp.

Hạn chế của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số ở lĩnh vực sản xuất và phát hành âm nhạc là chưa có hệ thống đánh dấu tác phẩm, đặc biệt là những tác phẩm thuộc về tài sản quốc gia như: Quốc ca, Quân ca… dẫn đến khi tranh chấp trên môi trường số, các đơn vị trong nước không có công cụ pháp lý làm bằng chứng truy vết. Ngoài ra, việc các hệ thống kinh doanh trong nước không sử dụng công cụ bản quyền cũng làm cho tình trạng xâm phạm ngày một nghiêm trọng. Chịu ảnh hưởng lớn nhất là các nhạc sĩ và nhà sản xuất bởi tác phẩm của họ được sử dụng nhiều lần, nhưng không có cách đối soát độc lập và minh bạch. Đây cũng là lý do chính để nhà sản xuất chọn phát triển trên các nền tảng xuyên biên giới, và hệ quả là kéo theo sự dịch chuyển của người dùng. Thực trạng này cần được Nhà nước và các doanh nghiệp lớn định hướng bởi nếu nền tảng phân phối trực tuyến mà không áp dụng giải pháp công nghệ vào quản lý, phân phối cho lĩnh vực phát hành âm nhạc thì chắc chắn việc chuyển đổi số sẽ gặp bối rối và thất bại ngay trên sân nhà.

Cần xây dựng hệ thống kinh doanh, xuất bản âm nhạc số

Internet phát triển nên việc nghe nhạc trực tuyến ngày càng đơn giản và chiếm ưu thế. Xu thế Podcast đã tăng một cách nhanh chóng (chiếm 20% số người đang dùng Internet trên toàn cầu), đồng thời phát thanh số theo hình thức các chương trình (program) thay vì chương trình 24/7 trở nên phổ biến và trở thành hình thức sử dụng nội dung truyền thanh mới. Quá trình phát triển dịch vụ này hoàn toàn được thực hiện trên nền tảng nhạc số. Việc một nền tảng phát hành âm nhạc giờ đáp ứng luôn cả nhu cầu giao lưu bằng Podcast và nhu cầu trang bị kiến thức (Audio book) đã tạo thành hệ sinh thái lớn và phù hợp nhu cầu tiêu dùng nội dung phát thanh số. 

Nếu xây dựng thành công Cổng âm nhạc số quốc gia (tạm gọi là VMH-Vietnam Music Hub) có thể thực hiện cả nhiệm vụ tuyên truyền và cung cấp tri thức mới, đặc biệt cho các tầng lớp thanh, thiếu niên, startup… Việc xây dựng Cổng âm nhạc số quốc gia của Việt Nam sẽ cho phép các đơn vị kinh doanh âm nhạc, sách nói và phát thanh Podcast có thể quản lý tập trung những tác phẩm (bài hát, tác phẩm phát thanh,..) và phân phối nội dung trên các flatform khác bao gồm: nền tảng không Internet (nhạc chuông, chờ); nền tảng có internet trong nước (MyTV, Keeng,…); và nền tảng xuyên biên giới (YouTube Music, Spotify). 

Khi triển khai hệ thống, toàn bộ tài sản trong Music Hub sẽ tuân theo tiêu chuẩn về bảo vệ bản quyền quốc tế, tự động xuất bản và đồng bộ dữ liệu với các nền tảng kinh doanh trực tuyến. Ví dụ: VinaPhone chủ động xuất bản tác phẩm của từng studio trong nước lên Apple Music, nhận dữ liệu về người sử dụng để phân tích và điều chỉnh nhu cầu nghe nhạc của người dùng. 

Theo xu thế phát triển và hội nhập, Việt Nam cần hiện thực hóa cơ hội này, đặc biệt là doanh nghiệp lớn và các telco cần được khuyến khích để trở thành đơn vị đầu tiên trong nước đi đầu trong lĩnh vực phân phối và bảo hộ tác quyền âm nhạc. Từ đó, khuyến khích hoạt động kinh doanh âm nhạc (bao gồm sáng tác trong nước, và nhạc nước ngoài) phát triển.

Nguyễn Ngọc Hân(CEO Thudo Multimedia)

Báo VietNamNet trân trọng cảm ơn và mời độc giả tiếp tục tham gia viết bài chia sẻ kinh nghiệm, kể những câu chuyện, sáng kiến cho chuyển đổi số quốc gia. Các bài viết vui lòng gửi về địa chỉ: [email protected].

Tác Giả:Thể thao
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái