Yên Bái có địa hình phức tạp,ênBáicònhơnđiểmtrượtlởđấtnhiềunhấtlàởMùCangChải mu vs chelsea 2023 nhiều sông suối, người dân tộc chủ yếu sinh sống ở ven sông, suối, đồi núi cao. Vì vậy, tỉnh này thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.
Những năm gần đây thiên tai xảy ra theo chiều hướng gia tăng, với cường độ ngày càng cao, tần suất ngày càng lớn và đặc biệt là yếu tố bất thường làm cho thiên tai ngày càng trở nên khó dự báo, khó lường.
Theo thống kê tại tỉnh Yên Bái, từ năm 2017 - 2022 trên toàn tỉnh xảy ra 102 đợt thiên tai làm 91 người chết, 82 người bị thương; hư hỏng 20.512 căn nhà; thiệt hại 17.082 ha diện tích sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp; 1.412 công trình hạ tầng bị hư hỏng và thiệt hại nhiều tài sản khác... Tổng thiệt hại là 3.211 tỷ đồng.
Tháng 8/2023, tại xã Hồ Bố, huyện Mù Cang Chải, trận lũ quét đã gây thiệt hại nặng nề cho xã, đặc biệt tại bản Trống Là.
Chị Giàng Thị A Khua trú tại bản Trống Là, xã Hồ Bốn cho biết, sau cơn lũ, căn nhà chị đang sinh sống bị san phẳng chỉ còn nền nhà và đất đá. Thời điểm lũ về, gia đình đang ăn cơm nên nghe hô hào chạy thoát ra ngoài.
Căn nhà chắt chiu xây dựng bao năm chỉ vài phút như chưa từng tồn tại. Mưa lũ đã cuốn 20 ngôi nhà và hàng trăm ngôi nhà khác bị sập hoàn toàn.
Sau hơn 1 tháng, gia đình chị Khua mới khắc phục được 1 phần hậu quả do thiên tai gây ra. Đối với chị Khua lũ quét thật kinh hoàng, nó chỉ xảy ra trong tích tắc, vài giây đã phá hủy hết tài sản, công sức vài chục năm qua của cả gia đình.
Trường học, cơ sở y tế đều bị ảnh hưởng. Chính quyền địa phương đã tạm sơ tán dân lên các cơ sở sở khác sống tạm. Đường vào xã Hồ Bốn bị cô lập hoàn toàn.
Ngay lập tức, UBND tỉnh Yên Bái và huyện Mù Cang Chải đã huy động máy móc, phương tiện khơi thông tuyến đường vào xã.
Ưu tiên bố trí tái định cư cho các hộ sập nhà hoàn toàn. Các gia đình bị sập, trôi nhà được bố trí tại các nhà văn hóa cộng đồng cũng như các hộ dân gần đó.
Từ đầu năm 2023 đến nay, tại Yên Bái xảy ra 16 đợt thiên tai làm 8 người chết, 1 người bị thương, hư hỏng 1.612 căn nhà, thiệt hại 1.489,8 ha sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, 4.641 gia súc, gia cầm bị chết, 7 điểm trường, 10 công trình văn hóa, y tế bị thiệt hại nặng nề, 169 công trình thủy lợi bị hư hỏng. Tổng thiệt hại khoảng 420 tỷ đồng.
Nhằm chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, UNBD tỉnh Yên Bái đã có nhiều giải pháp khác nhau lồng ghép công tác tuyên truyền về phòng chống thiên tai, bảo vệ rừng với các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền
Năm 2023 UBND tỉnh cũng ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai nhằm nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân trong công tác phòng, chống, ứng phó với thiên tai, tăng cường năng lực cộng đồng tại cơ sở.
Đồng thời, tuyên truyền hướng dẫn nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai đặc biệt là người dân tại các vùng sạt lở, dân tộc thiểu số.
Thứ hai, củng cố bộ máy phòng chống thiên tai
Hằng năm, tỉnh Yên Bái đều rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp. Xây dựng và điều chỉnh kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai. Mua sắm và chuẩn bị sẵn các phương tiện ứng phó với thiên tai, tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống khẩn cấp.
Thứ ba, xây dựng, gia cố các công trình phòng chống thiên tai
Nhiều điểm sạt lở nằm trên các tuyến đường giao thông, tỉnh đã chú trọng đầu tư gia cố, xử lý nên hạn chế, giảm thiểu tối đa hiện tượng, điểm sạt lở xảy ra vào mùa mưa bão. Xây dựng các trạm cảnh báo sớm thiên tai để đưa ra những khuyến cáo, biện pháp ứng phó phù hợp nhanh nhất.
Thứ tư, di dân
Yên Bái triển khai các dự án di dân tập trung tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất
Theo ông Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, hiện tỉnh đã có bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản xây dựng bàn giao. Bản đồ được sử dụng để cảnh báo, phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.
Theo kết quả của bản đồ, hiện trên địa bàn tỉnh có 2.326 điểm trượt lở và vị trí nhiều nhất ở các huyện Mù Cang Chải, Yên Bình, thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ.
Trên cơ sở bản đồ cảnh báo sẽ quy hoạch, phân bố, bố trí lại dân cư hợp lý và có những đầu tư hạ tầng để đảm bảo an toàn cho người dân.
Ngô Huyền và nhóm PV, BTV