- Năm lần bảy lượt đi ăn tôi đều phải là người móc ví trả tiền vì lý do rất buồn cười - lương tôi cao nhất hội.
Hồi sinh viên đại học,ươnganhấycaonhấtđểanhấytrảtiềkết quả bóng đá viet nam hôm nay lớn hơn các bạn cùng lớp 5 tuổi nên được bầu làm "đàn anh". Làm anh thích lắm, các em răm rắp dạ vâng, chuyện lớn chuyện bé trong lớp cũng được hỏi ý kiến, nhưng đúng như dân gian nói, “làm anh khó lắm, phải đâu chuyện đùa”.
Chuyện gì khó, việc gì khổ anh cũng phải đứng mũi chịu sào. Nhất là chuyện tiền nong, đi ăn đi chơi với các em bao giờ tôi cũng là người chi hoặc góp nhiều hơn cả.
Đến khi đi làm, họp mặt lớp lần nào cũng thế, "tăng một" ăn uống - đầy đủ cả lớp thì chia tiền, "tăng hai" chỉ còn khoảng một nửa tham gia. Lúc đi hát thì năm lần bảy lượt đều là tôi trả. Vì sao? Vì mọi người cho rằng tôi đã lên chức quản lý và lương cao nhất hội, một vài đồng tiền hát cỏn con có đáng là bao.
Có lần một bạn nữ lần đầu tham gia cùng nhóm hát thắc mắc: “Sao không chia ra mà để anh Hùng trả hết?”, một người khác đã nhanh nhảu trả lời “Anh ấy là sếp mà, lương cao nhất hội, để anh ấy trả”.
'Nhiều lần tôi phải trả tiền vì tôi có thu nhập cao nhất hội'. Ảnh: Huffingtonpost |
Đi ăn với đồng nghiệp cùng phòng cũng vậy, mọi người sẽ đóng một khoản cố định, còn lại thiếu thì tôi bù. Nhiều lần tôi buộc phải trả gấp ba, gấp bốn lần người khác vì tôi “là sếp mà”.
Chắc đọc đến đây mọi người sẽ bảo “không muốn trả thì sao không nói thẳng ra để mọi người chia”. Khó lắm, chuyện chia tiền với văn hoá người Việt đâu có dễ.
Suy nghĩ “người giàu hơn trả tiền”, “vài đồng bạc cỏn con thì thấm tháp gì với thu nhập cao như thế” đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người. Họ mặc định cứ mang hoá đơn ra là đưa cho người lớn tuổi nhất, người thu nhập tốt nhất hội.
Tôi không phải dạng keo kiệt, đã rất nhiều lần tôi bỏ tiền túi ra mời cả hội đi ăn nhà hàng, đi hát, có khi tốn cả tháng lương. Nhưng việc lần nào cũng là người trả tiền khiến tôi cảm thấy không thoải mái và cảm giác như mình bị lợi dụng. Tôi thấy mình được mọi người gọi đi ăn như chỉ để có người trả tiền vậy.
Nói ra thì sợ mọi người bảo keo kiệt, tính toán, không nói thì tôi cảm thấy rất ức chế, vì đồng tiền mình làm ra, là mồ hôi nước mắt của mình chứ không phải nhặt được từ trên trời rơi xuống.
Trong nhiều tình huống người có thu nhập thấp hơn lại tự tạo ra phân biệt đối xử. Họ cho phép mình đóng góp ít hơn, người thu nhập cao hơn thì bắt đóng cao hơn trong khi ăn uống ngồi cùng một bàn, dùng cùng một loại thức ăn. Ngay cả đàn ông và phụ nữ cũng vậy, phụ nữ muốn bình đẳng với đàn ông nhưng lại không muốn trả tiền khi đi ăn với nhau.
Tôi viết những lời này không phải để khoe mình giàu có, mình vung tiền bao bạn bè. Tôi chỉ muốn mọi người hiểu nỗi khổ của những người làm anh, của những người được cho là “thu nhập cao” mỗi lần tụ họp ăn uống.
Bạn hãy đối xử công bằng với tất cả mọi người, cùng ăn cùng chịu, trừ khi người ta tự nguyện, chứ đừng mặc định mang hoá đơn ra là đưa cho người nhiều tiền nhất trả. Bạn cũng đừng vì đi ăn cùng anh, cùng chị, mình ít tuổi hơn nên đương nhiên mình không có trách nhiệm trả tiền.
Là con gái đi ăn với bạn trai cũng vậy, bạn đừng ngại móc ví ra thanh toán. Bởi điều đó thể hiện tính tự chủ của bạn, không lệ thuộc vào bạn trai. Đương nhiên người con trai cũng sẽ không bao giờ để bạn thiệt, bạn trả một kiểu gì anh ấy cũng sẽ trả hai, trả ba...
Tình huống nào, hoàn cảnh nào cũng vậy, đôi bên cùng đóng góp, cùng chia sẻ sẽ đẹp lòng cả đôi. Tôi mong rằng người Việt mình sẽ dần học được cách sống sòng phẳng, chia tiền ngay tại bàn ăn như người phương Tây.
Nhiều gã đàn ông bị biến thành trò hề. Họ lâm vào hoàn cảnh dở khóc dở cười, nhìn vào tờ hóa đơn, không biết xử lý ra sao nên đành phải tặc lưỡi bỏ về.