Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - Lê Trung Chinh vừa ký ban hành kế hoạch thực hiện đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019-2025.
Hình minh họa. |
Kế hoạch đặt mục tiêu đến năm 2020,ườngởĐàNẵngcóchươngtrìnhhướngnghiệpnăkeonhacai giai ma khoảng 50% trường trung học cơ sở (THCS), 50% trường trung học phổ thông (THPT) tại TP có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương.
Khoảng 50% trường THCS và THPT có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ.
Bên cạnh đó, ít nhất 20% học sinh tốt nghiệp THCS và THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ chứng chỉ nghề, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học kỹ thuật.
Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% trường THCS và THPT có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; 100% trường THCS và THPT có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ.
Phấn đấu ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS và 35% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ chứng chỉ nghề, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học kỹ thuật.
Để đạt được mục tiêu, TP đề ra một số nhiệm vụ như: đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông; phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học…
Đồng thời, UBND TP Đà Nẵng giao Sở GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Sở LĐTB&XH, Sở Thông tin và Truyền thông các ngành, đơn vị liên quan để triển khai kế hoạch thực hiện đề án.
Giao các trường cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên đưa vào chương trình đào tạo của các khoa, ngành học các nội dung về giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh phổ thông, thu hút học sinh đăng ký tham gia học nghề…
Hồ Giáp
- Tương lai nghề nghiệp, cơ hội phát triển ở khu vực nông thôn rất lớn và mang tính bền vững, nhưng khu vực này lại đang thiếu hụt lao động lành nghề.