Khởi đầu từ một tủ sách ở xã Sơn Lễ,áchhóanôngthônHơntriệungườidânhưởnglợquả bóng đá ngoại hạng anh hôm nay huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đến nay, chương trình Sách hóa nông thôn đã có hơn 30.000 tủ sách trên khắp cả nước. Khoảng 1.000.000 người ở nông thôn và đô thị hưởng lợi từ tủ sách.
Trong một lần trả lời phỏng vấn báo Thể thao&Văn hóa cuối tuần, anh Nguyễn Quang Thạch - người sáng lập hệ thống Sách hóa nông thôn khẳng định rằng: “Nâng cao được dân trí là giải quyết được bài toán tổng thể của xã hội. Khi dân trí tăng lên, các khuyết tật xã hội sẽ giảm dần”. Chính bởi vậy, anh đã từ bỏ ước mơ làm Thủ tướng để theo đuổi con đường làm cách mạng thư viện.
Nhiều người góp nhỏ hơn 1 người góp lớn
Trên fanpage của Sách hóa Nông thôn (https://www.facebook.com/SachchonongthonVietnam/) chia sẻ một công thức giúp 14 triệu trẻ em Việt có sách nghe và đọc duy nhất: Cứ 5 người, mỗi người đóng góp từ 240.000 -300.000 đồng mua từ 30-50 đầu sách đưa về lớp học trường cũ.
Chỉ khuyến khích các cựu học sinh đóng góp 240.000 đồng/năm và tối đa là 1.500.000 đồng để làm tủ sách vì anh Thạch cho rằng đó là khoản tiền nằm trong ngưỡng lương thiện của tất cả học sinh.
“Tôi vốn kiên trì công thức nhiều người góp nhỏ để tạo ra hệ thống tủ sách lớn, nhằm hình thành tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội từ tất cả công dân, thành ra tôi không mặn mà với các khoản tiền lớn”, anh Thạch viết trên facebook.
Bởi chỉ huy động số tiền nhỏ ở ngưỡng lương thiện nên dự án thúc đẩy được cộng đồng tự giác tham gia, có sức sống lâu bền, không giống các dự án khác dù quyên góp được số tiền khủng trong thời gian đầu nhưng lại rơi vào cảnh “bỏ dở giữa chừng” vì không có nguồn lực cộng đồng.
Xây tủ sách ‘sống’ trong dân
Anh Thạch cũng đã dành 10 năm để nghiên cứu các mô hình thư viện cũng như xây dựng chiến lược truyền thông, nhằm đảm bảo rằng các mô hình tủ sách của anh sẽ “sống” trong dân chúng và thật sự thay đổi nhận thức xã hội về việc đọc sách.
Trong suốt từ 2007 đến 2017, anh Nguyễn Quang Thạch và các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu tìm hiểu hành vi đọc sách của nhóm đối tượng là những người sinh ra và lớn lên ở nông thôn với số lượng khảo sát lên đến 10.000 người.
Các kết quả rút ra từ các nghiên cứu đó có có tác động rất lớn tới cách xây dựng các mô hình tủ sách sau này. Ví dụ như kết quả nghiên cứu cho thấy tần suất tiếp xúc mắt của con trẻ với sách càng cao sẽ kích thích việc đọc càng lớn được ứng dụng vào mô hình tủ sách lớp em - đặt tủ sách trong lớp thay vì thư viện, để trẻ em được tiếp xúc với sách nhiều hơn. Hay việc đọc của trẻ em được kích thích khi các bạn xung quanh cũng cùng đọc sách, bởi hình ảnh về sách lặp đi lặp lại trước mắt bạn trẻ.
Đồng thời việc nghiên cứu và rút kinh nghiệm của các sáng kiến tủ sách ở nông thôn trước đó như tủ sách điểm bưu điện văn hóa xã, tủ sách ở nhà văn hóa thôn đã giúp Sách hóa nông thôn thoát khỏi cảnh “chết lâm sàng”. Những tủ sách này thất bại vì một cá nhân/một nhóm phải gồng gánh quá nhiều trách nhiệm, như bưu điện văn hóa xã phải làm chức năng “bưu điện” hay ông trưởng thôn đã phải làm rất nhiều việc hành chính cấp thôn thì lấy thời gian đâu để quản lý tủ sách?
Cho đến nay, chỉ từ 1 tủ sách đầu tiên ở Hà Tĩnh, dự án Sách hóa nông thôn đã có hơn 30.000 tủ sách trên khắp cả nước. Khoảng 1.000.000 người ở nông thôn và đô thị có hưởng lợi từ tủ sách. Số lượng sách được mượn tăng từ 0.4-2 đầu sách/năm lên 10-30 đầu sách/năm tại các vùng mục tiêu điển hình.
Nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho con trẻ
Anh Thạch chia sẻ rằng: suốt 10 năm anh nói trên báo chí truyền hình và nhờ cậy nhiều người lên tiếng về nạn thiếu sách, về việc vô cảm với sự đọc của con trẻ.
Tuy nhiên, việc tặng sách mới chỉ là bước đầu. Bước tiếp theo và cũng là mục tiêu chính quan trọng và lâu dài là nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho học sinh.
Theo nhóm dự án Sách hóa nông thôn, có 4 giải pháp để nuôi dưỡng thói quen này:
Thứ nhất là tạo sự tiếp cận dễ dàng tới sách. Đó là việc đưa sách từ thư viện trường về “thư viện lớp” và tạo ra những không gian thân thiện và thuận lợi cho việc đọc sách. Các cháu có thể đọc trong giờ ra chơi, đọc trong lớp hay vườn trường, có thể mượn về nhà và tự quản lý tủ sách của lớp mình theo hướng dẫn.
Thứ hai là lựa chọn sách phù hợp, hấp dẫn với trẻ và sách ta muốn trẻ đọc. Việc chọn thức ăn tinh thần cho các cháu là rất quan trọng vì các cháu sẽ bị ảnh hưởng và truyền cảm hứng từ những gì mình đọc được. Vì thế nên chú trọng nhiều vào các sách truyền cảm hứng sáng tạo, làm việc nghĩa, khám phá thế giới và hạn chế tối đa sách giải trí thuần tuý.
Thứ ba là tạo sự khuyến khích và động lực cho việc đọc sách. Việc tổ chức các buổi “Điểm sách dưới cờ” vào sáng thứ Hai hay các cuộc thi kể chuyện hoặc thảo luận về một cuốn sách nào đó là các hình thức đã được áp dụng và tỏ ra có hiệu quả tại nhiều trường tiểu học và trung học cơ sở của huyện Nam Trực, Hải Hậu, Giao Thuỷ. Sáng thứ Hai ngày 12/11/2018 tôi đã dự chương trình “Điểm sách dưới cờ” của Trường Tiểu học Nam Tiến, huyện Nam Trực và cháu Bùi Ngọc Anh lớp 4 đã điểm rất hay cuốn “Những tấm lòng cao cả” trong 4 phút không vấp váp. Đây là điều chưa từng xảy ra và không nghĩ có thể xảy ra cách đây 5 năm.
Thứ tư là khích lệ cha mẹ và các cô giáo chăm lo việc đọc sách của con cái bởi họ là nguồn lực quan trọng nhất trong việc mua sách và duy trì thói quen đọc sách của trẻ em.
Diệu Minh - Ngọc Trâm