Nhữngngày gần đây ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM,ướngchotrẻýthứctựbảovệmìcup c1 hôm nay vấn đề xử phạt người vi phạmquy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) đối với trẻ em (TE) trên 6 tuổi ngồitrên xe gắn máy đang lưu thông là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm và thậmchí là… tranh cãi!
Được biết mới đây (ngày 21-3), Ban An toàn giao thông TP.HCM phốihợp với Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ và đường sắt (PC67), Công anTP.HCM và Quỹ Phòng chống thương vong châu Á (AIP) tổ chức hội nghị triển khaichiến dịch tuyên truyền kết hợp tuần tra, xử lý vi phạm quy định bắt buộc độiMBH đối với TE giai đoạn 2 năm 2013. Theo đó, giai đoạn 2 của chiến dịch này sẽdiễn ra từ tháng 3 đến tháng 5-2013, nhưng PC67 sẽ đề nghị duy trì kéo dài đếnhết năm 2013, thậm chí về lâu dài. Ngoài việc tuần tra xử lý, CSGT cũng có thểghi hình các trường hợp vi phạm chuyển cho các trường học nhắc nhở, xử lý.
Còn tạiHà Nội, bắt đầu từ ngày 1-4-2013, lực lượng CSGT sẽ ra quân xử lý vi phạm cáctrường hợp không đội MBH đối với TE khi tham gia giao thông tại 3 quận trọng điểmlà Cầu Giấy, Ba Đình và Đống Đa, sau đó sẽ mở rộng ra các quận, huyện khác...
Trướcquy định này, nhiều người cho rằng việc đội MBH cho TE khi ngồi trên xe đanglưu thông là quá rườm rà, mất thời gian; chẳng lẽ đi đoạn đường gần hay mỗi khichở con em ra đường lại phải đem theo giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu để chứngminh độ tuổi của trẻ; khi chở 2 trẻ mà đội MBH thì cất mũ trên xe rất cồng kềnh;việc đội MBH sẽ ảnh hưởng đến cổ của trẻ… Không ít người khác lại cho rằng quyđịnh này là thiết thực, chỉ làm sao để việc tổ chức thực hiện được dễ dàng, thuậntiện, nhanh chóng xác minh được chính xác độ tuổi của trẻ, tránh những thắc mắc,tranh cãi giữa ngành chức năng và phụ huynh khi chở TE lưu thông trên đường...
Thực tế,việc xử lý vi phạm không đội MBH đối với TE khi tham gia giao thông đã được quyđịnh tại Nghị định 31 ban hành từ năm 2007 và theo Nghị định 71 của Chính phủTE từ 6 tuổi trở lên khi tham gia giao thông mà không đội MBH thì người điềukhiển phương tiện chở các em sẽ bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng… Song từ đócho đến nay, việc xử phạt vi phạm này hầu như đã bị các địa phương quên lãng...
Không biết việc chấp hành quy định này ở tỉnh ta như thế nào, nhưngtheo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc đội MBH đạt chuẩn và đúngquy cách là cách duy nhất và hiệu quả nhất để phòng chống chấn thương sọ nãokhi chẳng may tai nạn xảy ra. Việc đội MBH đạt chuẩn và đúng quy cách không gâyảnh hưởng tới cổ của trẻ, giảm 42% nguy cơ tử vong do tai nạn và 69% nguy cơ chấnthương sọ não... nên thiết nghĩ chúng ta cần nhìn nhận và chấp hành quy định nàytheo hướng suy nghĩ: mục đích của việc đội MBH cho trẻ là để nhằm bảo vệ trẻ tránhbị tổn thương não nếu không may bị tai nạn giao thông và cũng nhằm giáo dục chotrẻ ý thức biết chấp hành pháp luật, biết tự bảo vệ chính mình... Cũng xuất pháttừ mục đích này, mà Ban ATGT của các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và QuỹAIP đã mở các chiến dịch nhằm vận động, tuyên truyền trẻ em đội MBH kết hợp vớiCSGT xử phạt để kéo giảm TNGT và nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đườngbộ...
VÕHƯƠNG