Ngày mới về làm dâu,âungủđếnhsángmớidậymẹchồngnóimộtcâumừngrơinướcmắkèo nhà cái 2 tôi hơi sốc vì phải sống chung với bố mẹ chồng. Bởi ban đầu, tôi đã thỏa thuận với chồng rằng, hai vợ chồng cưới nhau sẽ ra ở riêng. Nhưng khi “ván đã đóng thuyền”, chồng tôi dùng mọi cách muốn tôi ở chung.
Những ngày đầu ở chung, tôi khá e dè. Mọi việc tôi đều nhìn ngó trước sau, đoán ý của mẹ chồng để làm theo. Có lúc mẹ không hài lòng, tôi cũng thấy run. Một đứa con gái tự do tự tại như tôi luôn cảm thấy bức bối vì ăn uống, đi chơi phải theo giờ giấc của nhà chồng.
Có tối, tôi muốn ra ngoài hàng ăn nhưng chồng cản, bảo: “Nhà có bố mẹ, hai vợ chồng bỏ ra ngoài ăn thì hơi vô duyên. Em thích ăn gì cứ mua về nhà ăn cùng bố mẹ”. Nghe chồng nói, tôi mất hứng. Vợ chồng muốn có không gian riêng tư, chứ đồ ăn đâu có quan trọng.
Rất nhiều lần sau, mọi thứ đều diễn ra như vậy, chồng luôn kiếm lý do để ở nhà, không đi đâu. Vậy là cuộc sống của tôi chỉ quanh quẩn đi làm lại về nhà ăn cơm, rồi đi ngủ.
Tôi tận dụng mọi buổi trưa để được đi chơi cùng bạn bè. Nhưng được một thời gian, tôi bắt đầu cảm thấy rất bí bách. Tôi quyết định, nếu chồng không đi thì mình sẽ tự ra ngoài hoặc đi ăn tối với bạn.
Nhiều lần tôi gọi điện báo cắt cơm, chồng không hài lòng. Nhưng anh cũng phải chấp nhận về nhà ăn cơm với bố mẹ.
Đến 23h tôi mới về nhà, mẹ chồng mặt nặng mày nhẹ nói giọng khó chịu, nhưng tôi không bận tâm. Tôi cho rằng cuộc sống là của mình, mình có quyền tự quyết.
Tôi chỉ có trách nhiệm thông báo việc mình đi đâu, mấy giờ về, không có trách nhiệm phải xin phép và mong được ai đồng ý. Ngay cả chồng, tôi cũng không muốn xin phép, vì anh không hợp với những sở thích của vợ.
Là người yêu công việc, tôi thường mang việc về nhà nên rất hay thức khuya. Sáng ra, tôi dậy khá muộn, sát giờ đi làm. Có hôm mẹ chồng chuẩn bị đồ ăn sáng cho cả nhà, nhưng tôi không ăn nên mẹ tự ái.
Chồng tôi lại khác, dù muộn anh vẫn cố ngồi ăn hoặc gói đồ mang đi để mẹ được vui lòng. Tôi cho rằng, việc đó không cần thiết. Nếu vội vàng, tôi sẽ nói với mẹ lần sau không cần làm vậy.
Thời gian đầu, tôi giữ ý, làm theo ý mẹ chồng nên cuối tuần cũng dậy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng cho cả nhà vui vẻ. Nhưng sau này, cảm thấy việc làm đó thật mệt mỏi thêm việc thức khuya, sáng muốn ngủ thêm, tôi chủ động ngủ đến 9 - 10h sáng.
Thấy con dâu ngủ nướng, mẹ chồng bực bội ra mặt. Lúc xuống nhà, mẹ không nói câu nào, chỉ tiếp chuyện con trai.
Tôi thấy kỳ lạ... vì chồng tôi cũng ngủ tới lúc ấy mới dậy, sao mẹ không phản ứng gì? Tại sao trong suy nghĩ của mẹ, con dâu phải dậy sớm còn con trai thì muốn ngủ đến lúc nào cũng được. Nhưng tôi không vì chuyện đó mà làm khác.
Hôm sau, trong bữa cơm, tôi nói rõ với bố mẹ chồng: “Con xin phép bố mẹ sáng cuối tuần được ngủ nướng. Chúng con đi làm vất vả cả ngày, chỉ mong ngày cuối tuần được nghỉ ngơi thoải mái, nên bố mẹ đừng gọi chúng con dậy sớm. Con coi bố mẹ như bố mẹ đẻ, vậy cũng mong bố mẹ coi con như con gái, không phân biệt con dâu và con trai.
Hôm nào nhà có việc, chúng con sẽ chủ động. Vì cuối tuần chúng con có dậy sớm cũng không có việc gì làm. Với lại có gì không hài lòng, mẹ cứ nói thẳng với con, để con có cơ hội được giải thích, chia sẻ, tránh người nhà hiểu lầm, mâu thuẫn, rạn nứt tình cảm. Chúng con sẽ rút kinh nghiệm nếu việc đó là sai và phân bua nếu việc đó là đúng”.
Sau lời nói ngày hôm đó, quả nhiên mẹ chồng không còn ý kiến và cũng không còn khó chịu khi tôi ngủ nướng hay đi chơi về muộn. Có những ngày tôi muốn đi làm đẹp còn nhờ mẹ nấu cơm hộ, mẹ cũng rất vui vẻ.
Đổi lại, tôi cũng thường xuyên hỏi mẹ thích ăn gì để mình mua về nấu những ngày rảnh rỗi. Thi thoảng, tôi đưa mẹ đi mua sắm, làm đẹp, những việc mẹ chưa từng làm trước đây. Nhờ vậy tình cảm mẹ con thêm gần gũi.
Hôm rồi, tôi ngủ tới tận 10h30 chưa dậy, chồng định lên gọi thì mẹ quát: “Để yên cho nó ngủ, dậy làm gì. Có việc gì thì con làm đỡ nó đi. Hôm qua mẹ thấy nó thức khuya lắm”.
Ở trên phòng nghe được lời mẹ, tôi cười thầm trong lòng. Thực sự, tôi đã “cải cách” nhà chồng thành công.
Độc giả Lan Anh (Hà Nội)