Theêntắcchếbiếnthựcphẩmantoàntheolờikhuyêncủachuyêkeo evertono khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế, để chế biến thực phẩm an toàn, trước hết cần chọn thực phẩm tươi. Rau quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch; quả nên gọt vỏ trước khi ăn; thực phẩm đông lạnh để tan đá rồi làm đông đá lại là kém an toàn.
Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn sẽ giúp tiêu diệt mầm bệnh. Bên cạnh đó, hãy ăn các thực phẩm ngay sau khi nấu xong vì thức ăn càng để lâu thì càng giảm chất lượng và có nguy cơ ôi, thiu ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Thức ăn muốn bảo quản trên 5 tiếng đồng hồ cần liên tục giữ nóng trên 60 độ C hoặc lạnh dưới 10 độ C. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng cần phải được đun sôi kỹ trở lại.
Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do trực tiếp tiếp xúc với thức ăn sống hoặc gián tiếp như dùng chung dao thớt chế biến thực phẩm sống và chín.
Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn giúp hạn chế nhiễm trùng, lây lan mầm bệnh vào thức ăn là nguyên tắc được nhấn mạnh.
Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất cứ bề mặt nào dùng để chế biến thắc ăn đều phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần được thường xuyên thay và luộc nước sôi trước khi sử dụng lại. Thức ăn sau khi nấu chín phải được để trên mặt bàn, trên giá, không để trực tiếp xuống nền, sàn nhà, đất.
Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn… để tránh bị nhiễm bẩn từ môi trường do bụi, đất, hoá chất, ruồi, gián, chuột, đặc biệt là do các vật nuôi trong nhà như chó, mèo chạm vào.
Sử dụng nguồn nước sạch, an toàn, trong đó nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa các tác nhân ô nhiễm.
Hoàng Linh
Nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm khi xảy ra ngập lụtTrong mùa mưa bão, lũ lụt, sự thay đổi bất thường về thời tiết có thể tạo điều kiện thuận lợi các loại vi sinh vật gây bệnh phát triển, đặc biệt là trên các loại lương thực, thực phẩm nếu không bảo quản đúng cách.