Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Ngoại Hạng Anh >Từ con gái người thợ xây đến thủ khoa ĐH Y Hà Nội_kq sapporo

Từ con gái người thợ xây đến thủ khoa ĐH Y Hà Nội_kq sapporo

2025-01-12 18:35:05 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:La liga View:957lượt xem

 - Mẹ làm nông nghiệp,ừcongáingườithợxâyđếnthủkhoaĐHYHàNộkq sapporo bố làm thợ xây, gia đình không có ai theo nghành Y, thế nhưng bằng sự nỗ lực của bản thân, từ một cô học sinh trường làng, Vũ Thị Mai đã trở thành thủ khoa toàn khóa mới nhất của Trường ĐH Y Hà Nội.

{keywords}

Vũ Thị Mai là thủ khoa toàn khóa Trường Đại học Y Hà Nội. (Ảnh: Lê Văn)

Chúng tôi gặp Vũ Thị Mai trong lễ tốt nghiệp Trường ĐH Y Hà Nội khi Mai vừa được vinh danh là thủ khoa toàn khóa 2010-2016 với điểm số 8,49 điểm.

Cô bác sĩ trẻ người nhỏ nhắn, dong dỏng có phần bối rối khi lần đầu tiên đứng trước cánh nhà báo. Chiếc namecard mà người đồng nghiệp tôi đưa khi giới thiệu bị Mai cuộn đi, cuộn lại rồi vò nát trong suốt cuộc trò chuyện.

Mặc dù vậy, dường như với "thần kinh thép" của một sinh viên trường y, cô gái quê Thái Bình vẫn trả lời rành rõ từng câu hỏi và khéo léo từ chối những câu hỏi mà em cho rằng "muốn giữ bí mật".

Mai kể, ước mơ trở thành bác sĩ chưa thật rõ ràng khi em thi đại học. Năm đó, Mai thi khối A vào Trường ĐH Ngoại thương và đạt mức điểm 28,5. Sau khi đã chắc chắn đậu vào Trường ĐH Ngoại thương, Mai thi tiếp khối B và lựa chọn Trường Đại học Y Hà Nội với tâm lý "chọn một cái cao hơn để thử sức, không đỗ thì thôi".

Khi đã đậu cả 2 trường, đứng trước lựa chọn nghề nghiệp tương lai, Mai đã quyết định lựa chọn ngành Y dù gia đình em không có ai theo ngành Y cả. Lý do, theo Mai rất đơn giản: "Vì mọi người nói em không hợp với kinh tế".

Thế rồi cô gái trẻ nhanh chóng bị cuốn hút bởi nghề Y khi hiểu nó hơn. Mai cho biết, như các bạn sinh viên khác, em cảm thấy rất thích nghề của mình từ khi bắt đầu học thực hành lâm sàng từ năm thứ 3. "Vì học lâm sàng rất thực tế" - Mai lý giải.

Suốt 6 năm học tập tại trường, Mai luôn giữ được thành tích học tập rất tốt, đạt nhiều học bổng của trường cũng như các tổ chức quốc tế. Mai nói rằng, trong suốt thời gian ở trường, em chỉ biết tập trung vào học chứ cũng ít khi chú ý tới chuyện điểm số. Những học bổng mà em đạt được em cũng không nhớ hết tên.

Mai cho biết, mặc dù kỳ nào em cũng nhận được học bổng, song bố mẹ em vẫn phải làm việc rất vất vả để nuôi hai chị em em ăn học. Bố mẹ Mai đều làm nông nghiệp. Bố Mai tranh thủ làm thêm việc thợ xây để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Công việc khá vất vả.

Ngay trong ngày lễ tốt nghiệp của con, khi Mai được vinh danh là thủ khoa toàn khóa, bố mẹ Mai cũng không tới dự được vì còn bận phải đi việc ở quê nhà. Tuy nhiên, Mai cũng nói rằng, bố mẹ em rất mừng khi em đạt thủ khoa. "Em thấy bố mẹ em cũng rất vui và đi khoe với mọi người" - Mai cười nói.

{keywords}

Mai tự nhận mình là người lạc quan và vui vẻ. (Ảnh: Lê Văn)

Khi chúng tôi hỏi rằng, sinh viên trường Y nổi tiếng học hành vất vả thì thủ khoa trường Y chắc chắn là phải cực nhọc lắm, Mai cười hồn nhiên: "Em vẫn béo tốt như thường", đồng thời khẳng định, sinh viên trường Y nào cũng vất vả cả.

Mai cho biết, khác với sinh viên trường khác, sinh viên trường Y phải học lâm sàng và đi trực tại bệnh viện kể từ năm thứ 3, kéo dài liên tục cho tới khi tốt nghiệp."Có nhiều đêm đi trực các bạn sinh viên phải thức trắng rất vất vả"- Mai kể.

Thông thường, sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội từ năm thứ 3 sẽ bắt đầu đi học lâm sàng và trực tại các khoa của các bệnh viện. Buổi sáng Mai đi học lâm sàng, buổi chiều học lý thuyết và tới 5h30-6h sẽ phải vào bệnh viện đi trực.

"Thường học lý thuyết buổi chiều có thể kết thúc sớm hoặc kết thúc muộn. Nếu hôm nào buổi giảng lý thuyết kéo dài mà phải đi trực thì bọn em sẽ xin thầy cô về sớm để đi trực. Hoặc ngược lại, nếu muốn ở lại nghe giảng thì bọn cháu lại xin bệnh viện đến muộn một chút" - Mai kể.

Mai cho biết, bản thân em trong suốt thời gian đi trực tại các bệnh viện chưa phải thức trắng đêm lần nào. Thường các bạn sẽ chia làm 2 ca, từ 12h-3h và từ 3h-6h. Tuy vậy, việc trực đêm cũng khiến các bạn rất mệt mỏi mà sáng hôm sau lại tiếp tục phải học thực hành lâm sàng.

"Nhiều lúc buồn ngủ cũng không có chỗ nào mà ngủ vì buổi sáng bọn em phải học lâm sàng trong bệnh viện" - Mai cười kể. "Chỉ có hôm nào thứ 7 hoặc Chủ nhật thì mới có thể tranh thủ ngủ bù vào buổi sáng được".

Khi được hỏi về người thầy đã truyền cảm hứng và sự yêu nghề cho mình, Mai cười nói rằng, em không muốn trả lời câu hỏi này vì rằng, thầy cô nào giảng dạy cả lý thuyết và thực hành đều rất nhiệt tình, vì thế em chỉ kể tên một vài thầy cô thì không công bằng.

Nói về dự định tương lai, Mai cho biết, hiện tại em đang tích cực ôn tập để thi bác sĩ nội trú cùng các bạn vào giữa tháng 8 này. "Đây là kỳ thi gần như quyết định rất nhiều thứ, cũng là ước mơ của nhiều sinh viên trường Y, tính cạnh tranh cũng rất cao"- Mai chia sẻ.

Mai nói rằng, việc lựa chọn chuyên ngành tương lai em sẽ quyết định sau khi có kết quả thi bác sĩ nội trú sắp tới. Đây cũng là lo lắng lớn nhất của Mai lúc này. Mai nói, nếu thi bác sĩ nội trú không đỗ, thì em cũng như các sinh viên trường Y phải ra ngoài xin việc. Và các em cũng sẽ gặp phải những khó khăn, lo lắng như tất cả các bạn sinh viên khác.

Dù vậy, Mai nói rằng, em được mọi người nhận xét là rất lạc quan và bản thân em cũng rất ít khi lo lắng, căng thẳng trước các kỳ thi."Các bạn đều nói em là người lạc quan, vui vẻ và thường em cũng rất ít khi lo lắng".

Sự lạc quan của cô bác sĩ trẻ dường như được em chứng minh ngay sau khi kết thúc cuộc trò chuyện với chúng tôi. Cô bác sĩ trẻ chạy như bay tới chia vui cùng các bạn trong ngày tốt nghiệp, bất chấp sự ngượng nghịu của chiếc áo dài mà em nói rằng lần đầu tiên trong đời em mặc, bất chấp cả một kỳ thi căng thẳng và khắc nghiệt đang chờ đợi phía trước.

  • Lê Văn
Tác Giả:Ngoại Hạng Anh
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái