Steve Jobs (Nguồn: revistacariere) |
Jobs một lần nữa đến thăm trang trại All One Farm,́doJobschọntêncôngtylàlịch thi đấu bóng đá anh nơi mà trước đây ông đã cắt tỉa những cây táo Gravenstein, và Wozniak đã đón ông tại sân bay. Trên đường về Los Altos, họ bàn tán xoay quanh những lựa chọn. Họ xem xét một số từ công nghệ điển hình, chẳng hạn như Matrix (ma trận), và một số từ mới, chẳng hạn như Executek, hay một số tên đơn giản, như Personal Computer (Công ty máy tính cá nhân). Jobs muốn hoàn thành các giấy tờ, nên quyết định sẽ chọn tên vào ngày hôm sau.
Cuối cùng, Jobs đề xuất cái tên Apple Computer (Công ty Máy tính Apple). “Nó là một loại quả trong chế độ ăn chay của tôi”, ông giải thích. “Tôi vừa trở về từ trang trại táo. Nó nghe cảm giác vui vẻ, có sinh khí, và không đáng sợ. Apple đứng cạnh từ ‘computer'. Hơn nữa, nó sẽ đứng trước cái tên Atari trong danh bạ điện thoại”.
Ông nói với Wozniak rằng nếu không có cái tên nào khá hơn vào chiều hôm sau, họ sẽ nhất trí chọn Apple. Và họ đã làm.
Apple. Đó là một sự lựa chọn thông minh. Ngay từ cái tên, nó đã cho thấy sự thân thiện và đơn giản. Nó cố gắng để vừa khác biệt, vừa đơn giản như một phần của chiếc bánh. Nó mang hướng của phong trào phản văn hóa, nguyên sơ gần gũi với thiên nhiên, nhưng thật sự mang phong cách Mỹ.
“Apple” và “Computer” được đặt cạnh nhau cho thấy sự không liên quan đến nực cười. “Nó chẳng có nghĩa gì”, Mike Markkula, người sau này trở thành Chủ tịch đầu tiên của Apple, nói. “Vì vậy, nó buộc bạn phải đầu tư suy nghĩ về nó. Apple (táo) và Computer (máy tính), chẳng có gì liên quan đến nhau! Vì thế, nó đã giúp chúng tôi phát triển nhận thức về thương hiệu”.
Jobs và Wozniak (Nguồn: stern.de) |
Wozniak vẫn chưa sẵn sàng cam kết dành toàn bộ thời gian ở công ty mới. Ông là một người đã gắn bó với HP, hoặc là ông nghĩ thế, và muốn làm việc toàn thời gian của mình ở đó. Jobs thấy rằng ông cần một đồng minh để “quây” Wozniak và phân xử nếu có bất đồng. Vì vậy, ông mời Ron Wayne, một người bạn và cũng là một kỹ sư trung tuổi ở Atari, người từng thành lập một công ty sản xuất máy đánh bạc, tham gia cùng.
Wayne biết rằng không dễ khiến Wozniak rời bỏ HP, và cũng không cần thiết ngay lập tức. Thay vào đó, quan trọng là thuyết phục Wozniak rằng những bản thiết kế máy tính của ông sẽ được sở hữu bởi các đồng sự ở Apple.
“Woz luôn coi mình là cha đẻ của các bảng mạch mà ông đã phát triển, và ông muốn sử dụng chúng trong các ứng dụng khác hoặc để HP sử dụng chúng”, Wayne nói. “Jobs và tôi nhận ra rằng các bảng mạch sẽ là nền tảng cốt lõi của Apple. Chúng tôi đã dành hai tiếng đồng hồ để thảo luận kín tại căn hộ của tôi, và tôi đã có thể khiến Woz chấp nhận điều này”. […]
Ngay cả sau khi Wozniak bị thuyết phục rằng mẫu thiết kế máy tính mới của ông nên trở thành tài sản chung của Apple, ông vẫn cảm thấy rằng ông phải đưa nó cho HP trước tiên, vì ông đang làm việc ở đó. “Tôi tin rằng tôi có trách nhiệm nói cho HP biết về những gì tôi thiết kế trong khi làm việc cho họ. Đó là một việc làm đúng đắn và đạo đức”. Vì vậy, ông đã đưa bản thiết kế của mình cho các nhà quản lý tại HP vào mùa xuân năm 1976.
Trong cuộc họp, Giám đốc Điều hành cấp cao đã rất ấn tượng, và dường như xúc động mạnh mẽ, nhưng cuối cùng ông ta nói đó không phải là thứ mà HP có thể phát triển. Nó là một sản phẩm dành cho những người đam mê công nghệ, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại, và nó cũng không phù hợp với phân khúc thị trường chất lượng cao của công ty. “Tôi đã thất vọng”, Wozniak nhớ lại, “nhưng giờ đây tôi thấy thoải mái khi tham gia cùng các đồng sự ở Apple".
Ngày 1 tháng 4 năm 1976, Jobs và Wozniak đã đến căn hộ của Wayne ở Mountain View để soạn thảo bản hợp đồng thỏa thuận hợp tác. Wayne nói rằng ông đã có một vài kinh nghiệm trong việc “viết lách” và nắm khá rõ luật, vì vậy ông tự biên soạn một bản tài liệu dài ba trang. Các trang “bản thảo luật” đó đã thể hiện rõ con người Wayne.
Mỗi phần bản thảo bắt đầu với những sắc thái khác nhau: “Kèm theo sau đây là... Chú ý thêm trong phần dưới đây là... Theo nguyên văn là..., khi xét đến quyền lợi phân chia của từng cá nhân thì...”. Nhưng sự phân chia cổ phần và lợi nhuận rất rõ ràng - 45% - 45% - 10%, và hợp đồng này cũng quy định rằng bất kỳ chi phí nào nhiều hơn 100 đôla buộc phải có sự nhất trí của ít nhất hai trong số các đồng sự.
Hợp đồng còn ghi rõ: “Wozniak chịu trách nhiệm chính và tổng quát về việc điều hành bộ phận kỹ thuật điện tử; Jobs chịu trách nhiệm giám sát chung về bộ phận kỹ thuật điện tử và marketing; còn Wayne sẽ chịu trách nhiệm phụ trách chính về bộ phận kỹ thuật cơ khí và tài liệu sổ sách”. Jobs ký chữ thường, trong khi Wozniak nắn nót, còn Wayne thì nguệch ngoạc.
Và rồi Wayne đột nhiên trở nên lo lắng. Khi Jobs bắt đầu lập kế hoạch vay mượn và chi tiêu nhiều tiền hơn, ông nhớ lại sự thất bại của công ty mình trước đây. Ông không muốn đi vào vết xe đổ lần nữa.
Jobs và Wozniak không có tài sản cá nhân, nhưng Wayne (người lo lắng về một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu) lại có “của để dành” những đồng tiền vàng giấu dưới nệm. Bởi vì họ đã gây dựng Apple đơn giản giống như sự hợp tác nhiều hơn là một công ty, các cá nhân tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ, và Wayne đã lo sợ khả năng các chủ nợ sẽ bám theo. Vì vậy, ông trở lại văn phòng ở Hạt Santa Clara chỉ mười một ngày sau đó với một “tuyên bố rút lui” và sửa đổi các thỏa thuận hợp tác trong hợp đồng.
“Theo như xem xét và thỏa thuận của các bên, Wayne sau đây sẽ chấm dứt tư cách là một cổ đông”. Thỏa thuận ghi nhận thanh toán cho Wayne 10% cổ phần, ông nhận về 800 đôla, và một thời gian ngắn ngay sau đó lại nhận thêm 1.500 đôla nữa.
Nếu ông ở lại và giữ 10% cổ phần của mình thì đến cuối năm 2010, số cổ phần đó sẽ có giá trị khoảng 2,6 tỉ đôla. Thay vào đó, ông trở về Pahrump, Nevada, sống một mình trong một ngôi nhà nhỏ cùng những chiếc máy đánh bạc và sống nhờ bảo hiểm xã hội.
(Theo Zing)