Kiwrious - "phòng thí nghiệm bỏ túi" đánh thức tình yêu khoa học
Để giải bài toán biến các môn khoa học khô khan thành những tiết học thú vị và gần gũi với các em học sinh nhưng vẫn truyền tải đầy đủ kiến thức trong chương trình học,òavàolànsóngsốhóagiáodụkqbd u23 châu a phòng thí nghiệm Augmented Human Lab thuộc Viện Kỹ thuật Sinh học Auckland (ABI) từ ĐH Auckland, New Zealand mang đến sáng kiến “phòng thí nghiệm bỏ túi” Kiwrious.
Dự án Kiwrious được ấp ủ để mở rộng sự tò mò và trí tưởng tượng ở trẻ, từ đó giúp phát triển thế hệ những nhà phát mình trẻ, tích cực giải quyết vấn đề. Bộ kit Kiwrious với 8 thiết bị cảm biến cho phép học sinh tự do tìm hiểu thế giới xung quanh và chia sẻ những khám phá của mình với bạn bè trên diễn đàn Kiwrious khi kết nối các thiết bị trực tiếp trên máy tính. Các giáo viên cũng sẽ được hỗ trợ về giáo án để mang môn khoa học vượt khỏi giới hạn của những lý thuyết trên lớp.
PGS. Suranga (ngồi hàng đầu phía bên trái) và đồng nghiệp ở phòng thí nghiệm Augmented Human Lab |
Tiềm năng của dự án không chỉ dừng lại ở các môn khoa học, mà đi sâu hơn vào quá trình nuôi dưỡng khát khao học hỏi trong tư duy học sinh. Mục tiêu lâu dài của dự án và nhóm nghiên cứu là dẫn dắt và truyền cảm hứng cho các thế hệ tương lai trở thành những người luôn chủ động đi tìm phương pháp giải quyết vấn đề.
Cụ thể, 8 thiết bị cảm biến cho phép học sinh tự chủ động đo đạc các thông số khoa học từ môi trường như chất lượng không khí, nhiệt độ,độ ẩm không khí, âm thanh, nhịp tim... Sau đó, các em được trau dồi các kỹ năng phân tích và trình bày ý tưởng khi thảo luận những ý tưởng khoa học trên website học trực tuyến Kiwrious.
Thông qua quá trình học tập với Kiwrious, sự đam mê học hỏi và hiếu kỳ trong tư duy học sinh sẽ được nuôi dưỡng, từ đó các em sẽ được truyền cảm hứng để trở thành những cá thể tích cực và chủ động dẫn dắt đất nước trước các vấn đề toàn cầu trong tương lai.
Tuy chỉ mới triển khai thí điểm với 200 học sinh tại một số trường học, dự án đã nhận nhiều phản hồi tích cực từ cả giáo viên lẫn học sinh. Trong năm 2021, Kiwrious dự kiến sẽ được triển khai để tiếp cận với khoảng 5.000 học sinh trên toàn quốc.
Dự án NZGCC - đào tạo thế hệ công dân toàn cầu ngay từ phổ thông
Dường như thách thức từ Covid-19 không hề gây trở ngại đến mục tiêu truyền đạt những kiến thức và kỹ năng cho học sinh ở New Zealand. Năm 2020, Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) đã phối hợp cùng tổ chức quốc tế uy tín AFS triển khai chương trình Chứng chỉ Năng lực Toàn cầu New Zealand (NZGCC) phiên bản trực tuyến. Chương trình được xây dựng và phát triển để trang bị cho thế hệ tương lai tư duy và những kỹ năng mềm toàn diện trong những bối cảnh và tình huống đa văn hóa.
Chương trình gồm 18 học phần được phát triển trên nền tảng trực tuyến và tập trung phát triển 4 kỹ năng quan trọng bao gồm nhận thức bản thân, nhận thức về người khác, trí tuệ cảm xúc và kết nối toàn cầu. Các bài giảng và bài tập được thiết kế với nhiều hình thức số hóa đa dạng như video hoạt hình, các câu đố, bài luận, trò chơi tương tác, diễn đàn thảo luận nhóm, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh có thể tự sắp xếp chương trình học tùy theo khả năng tiếp thu.
Đặc biệt, thông qua phần thảo luận hàng tuần với sự hỗ trợ của giảng viên chuyên nghiệp, học sinh có thể tương tác và giao lưu quốc tế trong bối cảnh đại dịch, bên cạnh việc thực hành kỹ năng theo từng nội dung bài giảng như một lớp học thông thường.
Đặc biệt, vào năm 2020, ENZ đã ưu ái triển khai chương trình này cho 26 học sinh New Zealand và 25 học sinh Việt Nam, khóa học đã gặt hái được những kết quả khả quan. Sự thành công từ chương trình đã mở ra tiềm năng lớn trong việc mở rộng khóa học đến với các cơ sở giáo dục khác trong tương lai.
25 học sinh Việt Nam được trao Chứng chỉ Năng lực Toàn cầu New Zealand (New Zealand Global Competence Certificate) |
Classroom NZ2020 - Nền tảng học trực tuyến mới ở New Zealand
Cũng trong năm 2020, Chính phủ New Zealand đã triển khai nền tảng Classroom NZ2020 phát triển bởi nhà cung cấp giáo dục trực tuyến Te Kura với mục tiêu phổ cập giáo án số hóa chất lượng đến học sinh trên khắp cả nước. Bên cạnh việc cung cấp các tài liệu học tập cần thiết cho học sinh theo chương trình Chứng nhận Quốc gia về Thành tích Giáo dục (viết tắt là NCEA), nền tảng ClassroomNZ2020 còn được trang bị tính năng cá nhân hóa thích ứng theo nhu cầu học tập của các nhóm đối tượng khác nhau.
Trong giai đoạn giãn cách xã hội do Covid-19, học sinh có thể sử dụng Classroom NZ2020 để củng cố và nâng cao kiến thức khi tự học, làm bài tập nhóm ở trường. Chính phủ New Zealand cũng có chính sách để các cơ sở giáo dục toàn quốc đều được truy cập miễn phí vào nền tảng này và sử dụng song song cùng những giải pháp trực tuyến có sẵn.
Học sinh yêu thích sự linh hoạt của nền tảng ClassroomNZ2020 khi có thể sử dụng cả ở nhà và trường (Nguồn: gazette.education.govt.nz) |
Những sáng kiến bắt nhịp làn sóng 4.0 của New Zealand không chỉ mang tính đối phó ngắn hạn trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, mà còn là những chiến lược lâu dài để cải thiện phương thức giáo dục truyền thống, đồng thời chuẩn bị cho cả học sinh và giáo viên về kỹ năng lẫn kiến thức trước những thay đổi đến từ công nghệ và xã hội trong tương lai.
Tìm hiểu thêm về giáo dục New Zealand tại: https://www.studyinnewzealand.govt.nz/ |
Thế Định