Công tác đào tạo,útrọngchấtlượngđàotạobồidưỡngcaocấplýluậnchínhtrịkết quả clermont bồi dưỡng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý luôn được Ban Thường vụ Tỉnh ủy quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, xem đây là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác tổ chức - xây dựng Đảng, đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng vừa chuyên”.
Đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu ý kiến nêu lên sự cần thiết phải luôn bồi dưỡng các môn học chủ nghĩa Mác - Lênin và tử tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ quy hoạch, được cử đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Ảnh: H.V
1.425 cán bộ được đào tạo cao cấp lý luận chính trị
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, có kiến thức về lý luận chính trị, có kỹ năng lãnh đạo, quản lý, có tư duy đổi mới, tầm nhìn xa và có khả năng đoàn kết lực lượng nhằm tổ chức thực hiện thành công đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương, nghị quyết của địa phương.
Theo số liệu thống kê giai đoạn 2006-2016, toàn tỉnh đã cử 1.425 cán bộ đi đào tạo, trong đó có 223 trường hợp học cao cấp lý luận chính trị do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh mở tại trường Chính trị tỉnh; 1.202 cán bộ đi học cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị Khu vực II (422 trường hợp học tập trung, 780 trường hợp học tại chức). Cùng với đó, tỉnh đã cử 5.500 trường hợp học trung cấp lý luận chính trị. Về công tác bồi dưỡng, tỉnh đã cử 366 lượt cán bộ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Chính trị Khu vực II; tổ chức 2 lớp học kiến thức quốc phòng cho 350 cán bộ lãnh đạo, quản lý; cử 13.200 lượt cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ trong và ngoài nước.
Theo đánh giá của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, chất lượng cán bộ sau đào tạo trong giai đoạn 2006-2016 có sự chuyển biến rõ nét về nhận thức, trình độ chính trị, ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Hầu hết các trường hợp cử đi học là cán bộ giữ chức lãnh đạo và trong quy hoạch nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh. Sau đào tạo, cán bộ cử đi học được đề bạt, bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn trên cơ sở phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường công tác gắn với hoạt động thực tiễn.
Chú trọng nâng cao chất lượng
Thực tế cho thấy, các cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh đã quan tâm chú trọng nhiều hơn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, tạo điều kiện hỗ trợ cán bộ hoàn chỉnh trình độ theo đúng tiêu chuẩn. Các cấp ủy, lãnh đạo và cán bộ, đảng viên luôn xác định việc học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ là nhiệm vụ quan trọng, đồng thời là tiêu chuẩn để xem xét, đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Vì vậy, ý thức của cán bộ, đảng viên, người được cử đi học đều tự giác nâng cao trình độ lý luận chính trị, thực hiện tốt quy chế của cơ sở đào tạo.
Tuy vậy, tại buổi tọa đàm do Tỉnh ủy Bình Dương phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức mới đây cũng đã chỉ ra những hạn chế cần khắc phục trong công tác đào tạo cao cấp lý luận chính trị. PGS.TS Trương Thị Thông, nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã ghi nhận các ý kiến tâm huyết do đại diện Ban tổ chức các huyện, thị, thành ủy trong tỉnh, trường Chính trị tỉnh, các ban xây dựng Đảng của Tỉnh ủy đóng góp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cao cấp lý luận cho cán bộ lãnh đạo, quản lý. PGS.TS Trương Thị Thông cho rằng nhằm đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và cán bộ, đảng viên về mục tiêu, yêu cầu và tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh xây dựng đề án khảo sát để đề ra các giải pháp hợp lý hơn, nâng cao chất lượng đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Tại buổi tọa đàm, Ban Tổ chức Tỉnh ủy cũng đã nêu ra một số giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Theo đó, yêu cầu các cấp ủy địa phương, cơ quan, đơn vị thường xuyên chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, gắn việc xây dựng quy hoạch cán bộ với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị; chọn, cử cán bộ đào tạo phải đúng đối tượng, thiết thực, tránh tràn lan, gây tốn kém. Cùng với đó, Ban Tổ chức Tỉnh ủy cũng kiến nghị việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học hơn nữa...
Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2006-2016, toàn tỉnh đã cử 1.425 cán bộ đi đào tạo, trong đó có 223 trường hợp học cao cấp lý luận chính trị do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh mở tại trường Chính trị tỉnh; 1.202 cán bộ đi học cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị Khu vực II (422 trường hợp học tập trung, 780 trường hợp học tại chức). Cùng với đó, tỉnh đã cử 5.500 trường hợp học trung cấp lý luận chính trị.