Phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương,ườilàmnôngđổiđờinhờcâyhồngkhônghạchivas – atlas không phải tốn nhiều công chăm sóc và rất ít bị sâu bệnh phá hoại, hồng không hạt được coi là cây xóa đói giảm nghèo khi giúp nhiều hộ vùng sâu, vùng xa thoát nghèo bền vững.
Phát huy tiềm năng địa phương
Thích hợp với các loại đất đồi núi có độ dốc vừa phải, phù hợp khí hậu địa phương, ở xã Nam Anh, huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An), giống cây ăn quả này mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao chất lượng đời sống bà con nơi đây.
Như bà Nguyễn Thị Mão ở xóm 9, xã Nam Anh, trước đây chỉ trồng một ít gốc hồng. Sau khi thu hoạch, thấy hiệu quả kinh tế cao, bà Mão chiết ghép cành trồng hồng trên toàn bộ diện tích đất vườn. Với 80 gốc hồng trên diện tích hơn 1 ha đất vườn đồi, mùa hồng năm nay gia đình bà Mão thu hoạch khoảng 7-8 tấn hồng, giá bán tại vườn cho thương lái là 17.000 - 25.000 đồng/kg.
Bà Mão chỉ là một trong rất nhiều hộ dân đã cải thiện kinh tế gia đình nhờ trồng hồng. Với thời tiết thuận lợi, sản lượng thu hoạch ước đạt 300 - 500 tấn quả, mùa hồng năm nay, bà con vùng đất đồi Nam Anh có nguồn thu từ 5 - 7 tỷ đồng. Để nâng cao năng suất, bà con nơi đây còn liên kết, trao đổi kiến thức về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, những trái hồng Nam Anh nổi tiếng là thơm ngon, ngọt đậm, dần khẳng định được thương hiệu trong cả nước.
Người làm nông đổi đời nhờ cây hồng không hạt |
Nhân rộng những vườn cây làm giàu
Nhận thấy giá trị kinh tế cao do cây hồng không hạt mang lại, nhiều gia đình tại xã Na Khê- huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang cũng mạnh dạn chuyển đổi những diện tích cây ăn quả lâu năm kém hiệu quả để phát triển kinh tế hộ gia đình, mang lại nguồn thu nhập cao.
Gia đình anh Tẩn Chờ Chun, dân tộc Mông là điển hình thoát được cảnh đói nghèo nhờ trồng hồng không hạt. Trước đây, gia đình anh Chun là một hộ nghèo của xã. Anh Chun đã học cách nhân giống hồng bằng phương pháp bật chồi ở rễ. Từ năm 2013 - 2016, gia đình anh đã có khoảng 60 cây hồng cho thu hoạch quả, bình quân mỗi cây cho thu hoạch từ 1,5 - 2 tạ/cây, với giá bán buôn tại vườn từ 20.000 - 25.000 đồng/kg, gia đình đã có nguồn thu trên 250 triệu đồng/năm. Tính đến thời điểm cuối năm 2016, gia đình anh Chun đã có khoảng 120 gốc hồng không hạt, gia đình đã thoát được đói nghèo, có tiền tích lũy để mua trâu, bò về nuôi và làm được nhà mới…
Hiện nay toàn xã Na Khê có gần 66 ha cây hồng không hạt, để phát triển loại cây có hiệu quả kinh tế cao này, hàng năm xã Na Khê đều đưa cây hồng không hạt vào Nghị quyết chuyên đề trong phát triển kinh tế của xã. Bên cạnh đó, UBND xã cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đồng bào mạnh dạn cải tạo vườn tạp, tận dụng các nguồn đất bỏ hoang để không ngừng mở rộng diện tích của cây hồng không hạt.
t |
Tại tỉnh Bắc Kạn, nhờ phù hợp với khí hậu địa phương, trên vùng đất đặc thù về địa lý, cây bản địa - hồng không hạt nơi đây đã được cấp Chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Loại cây này đã giúp nhiều gia đình làm giàu, nâng cao chất lượng sống.
Như anh Hứa Văn Bày ở thôn Nà Chom, xã Quảng Khê có trang trại 200 cây hồng, đến nay 30 cây đã có quả. Năm nay, anh Bày dự kiến thu một tấn quả, mang lại thu nhập khoảng 23 triệu đồng. Hay gia đình bác Lường Văn Hồ ở thôn Nà Chom, xã Quảng Khê trồng 400 cây hồng không hạt trên sườn núi, đến nay hàng trăm cây có quả, cây nào cũng sai lúc lửu, có những cây cho hơn một tạ quả. Năm 2016, bác Lường Văn Hồ bán hồng thu 110 triệu đồng, đến khi toàn bộ 400 cây hồng cho thu hoạch, mỗi năm có thể thu vài trăm triệu đồng.
Bắc Kạn hiện có gần 1.000 ha hồng không hạt, được trồng phân tán ở các huyện Ba Bể, Chợ Đồn và Ngân Sơn, nơi có khí hậu và thổ nhưỡng đặc thù. Hồng không hạt Bắc Kạn được thu hoạch trước và trong dịp Tết Trung có sức tiêu thụ tốt, giá ổn định.
Nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng, chính quyền địa phương đang đẩy mạnh trồng hồng không hạt, tạo vùng sản xuất hàng hóa quy mô hơn, tăng cường quảng bá nông sản này, giúp người dân làm giàu trên chính mảnh đất của mình.
M.M - Thu Hương (tổng hợp)