Đề xuất này được Bộ Y tế đưa vào dự thảo Luật sửa đổi,Đềxuấtbảohiểmytếgiảmtỷlệchitrảđiềutrịnộitrútăngchongoạitrúgiải u19 đức bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đang được lấy ý kiến, sẽ hết hạn vào ngày 20/3.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi, có hiệu lực từ 1/1/2024) quy định chuyển đổi 4 tuyến chuyên môn kỹ thuật (cấp xã, huyện, tỉnh, trung ương) thành 3 cấp (ban đầu, cơ bản, chuyên sâu). Vì thế, Bộ Y tế cho rằng cần sửa đổi, điều chỉnh các nội dung liên quan tới tuyến chuyên môn kỹ thuật, hạng bệnh viện trong Luật BHYT để đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), nhằm bảo đảm quản lý BHYT và thanh toán chi phí khám chữa bệnh phù hợp.
Theo quy định hiện hành, mức hưởng BHYT khi khám, chữa bệnh trái tuyếngồm:
- Tại bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tỉnh hạng 1 được phân loại tuyến cuối (ví dụ như Bệnh viện Phụ sản Hà Nội hay Ung bướu Hà Nội), người bệnh có thẻ BHYT được Quỹ BHYT trả 40% chi phí điều trị nội trú (theo mức hưởng ghi trên thẻ); không thanh toán cho khám và điều trị ngoại trú.
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh hạng 2 và bệnh viện tuyến tỉnh hạng 1 không được phân loại là tuyến cuối, Quỹ BHYT trả 100% chi phí điều trị nội trú; không thanh toán cho khám và điều trị ngoại trú khi không đi đúng tuyến.
- Tại bệnh viện tuyến huyện, trả 100% chi phí khám chữa bệnh (cả nội trú và ngoại trú) trong phạm vi cả nước.
Theo đề xuất điều chỉnh của Bộ Y tế trong dự thảo Tờ trình Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, người bệnh tự đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế không đúng quy định về trình tự, thủ tục khám chữa bệnh BHYT được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí BHYT đối với trường hợp khám chữa bệnh tại cơ sở thuộc cấp ban đầu; phòng khám đa khoa khu vực có giường bệnh; trung tâm y tế cấp huyện có giường bệnh; bệnh viện huyện và một số cơ sở tư nhân tương đương bệnh viện huyện theo quy định của Bộ Y tế.
Bộ Y tế cũng đề ra phương án điều chỉnh giảm tỷ lệ chi trả của Quỹ BHYT cho bệnh nhân điều trị nội trú, tăng chi trả điều trị ngoại trú đối với trường hợp tự đi khám chữa bệnh BHYT (nghĩa là không đúng cấp) ở cấp chuyên sâu và một số cơ sở thuộc cấp chăm sóc cơ bản.
Cụ thể, người dân khám chữa bệnh trái tuyến cấp cơ bản (bệnh viện tỉnh hạng 2 và hạng 1 không được phân loại tuyến cuối), Bộ Y tế đề xuất hai phương án:
Phương án 1: Người có thẻ BHYT được Quỹ BHYT chi trả 60% chi phí nội trú và 40% chi phí ngoại trú (trừ các cơ sở thuộc huyện là 100% nội và ngoại trú). Đây là phương án mới (hiện nay là 100% nội trú và 0% ngoại trú).
Phương án 2: Giữ nguyên theo quy định hiện hành, tức 100% chi phí điều trị nội trú và không thanh toán chi phí ngoại trú (trừ các cơ sở thuộc huyện là 100% nội và ngoại trú).
Bộ Y tế cũng chỉ ra, với phương án đề xuất trên, Nhà nước có thể phải giải quyết dư luận xã hội liên quan đến giảm quyền lợi cho người bệnh vượt cấp chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh BHYT khi giảm tỷ lệ chi trả. Dù vậy theo cơ quan soạn thảo của Bộ Y tế, nội dung này có thể tuyên truyền để người dân hiểu về lợi ích và đồng thuận.
Bộ trưởng Y tế khi trả lời kiến nghị cử tri trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV về đề xuất thông tuyến BHYT toàn quốc (bao gồm cả tuyến Trung ương), cho biết hiện người tham gia BHYT đã được thông tuyến huyện và tuyến tỉnh trên toàn quốc. Việc mở rộng thông tuyến đối với cơ sở y tế trung ương cần được nghiên cứu, xem xét để tránh quá tải. Đồng thời, cần tăng cường khám chữa bệnh BHYT ở tuyến cơ sở và bảo đảm cân đối Quỹ BHYT.