Ngày 6/5,àiMcDonaldxsnhữngthươnghiệunàotừngdínhsailầmvềquảngcákeo truc tuyen sự việc McDonald's có câu từ quảng cáo gián tiếp nhắc đến sự việc một game thủ qua đời đã nhận phải hàng nghìn ý kiến phản đối, kêu gọi tẩy chay thương hiệu này.
Trước McDonald's, có không ít thương hiệu tầm cỡ thế giới từng có chiến dịch truyền thông sai lệch, không nhận được sự ủng hộ từ dư luận.
Burger King bị tẩy chay vì nội dung phân biệt giới tính
Ngày 8/3/2021, tài khoản chính thức có tick xanh của Burger King đăng dòng trạng thái trên nền tảng X (xưa là Twitter) với nội dung: "Women belong in the kitchen" (Phụ nữ thuộc về nhà bếp). Sau đó, tài khoản này tiếp tục đăng nội dung "If they want to, of cource" (Tất nhiên, nếu họ muốn). Đây là những dòng trạng thái nhằm định hướng người dùng đến chương trình quảng cáo vào thời điểm đó của Burger King.
Ngay lập tức, thương hiệu này vấp phải hàng loạt ý kiến trái chiều. Khách hàng cho rằng Burger King đang có động thái phân biệt giới tính, một hình thức quảng cáo sai lệch trong ngày phụ nữ. Sau đó, Burger King đã đăng dòng trạng thái xin lỗi khách hàng và đính chính nội dung.
Dove bị phản đối vì quảng cáo phân biệt chủng tộc
Năm 2017, Dove đăng tải đoạn quảng cáo dài 3 giây trên Facebook với nội dung về 3 người phụ nữ xuất xứ từ những nơi khác nhau. Sau khi người phụ nữ này cởi áo sẽ xuất hiện người phụ nữ tiếp theo. Thương hiệu này cho biết họ muốn truyền tải thông điệp sữa tắm là dành cho mọi phụ nữ trên thế giới.
Tuy nhiên, ngay sau khi đăng tải, Dove vấp phải làn sóng chỉ trích khi để người phụ nữ da trắng xuất hiện sau người phụ nữ da đen, bị ngầm hiểu rằng phụ nữ da đen dùng sữa tắm để có làn da trắng sáng. Việc này bị cho là phân biệt chủng tộc.
Sau đó, thương hiệu này đã đăng dòng trạng thái đính chính, xin lỗi và cho biết họ đã bỏ qua nội dung quảng cáo dành cho phụ nữ da màu và đây là một thiếu sót.
Audi quảng cáo nội dung coi thường phụ nữ
Năm 2017, Audi tung ra đoạn video quảng cáo xe ôtô với nội dung bị chỉ trích là không tôn trọng phụ nữ. Cụ thể, nội dung video kể lại câu chuyện về đám cưới của một cặp đôi.
Sau khi cô dâu, chú rể tuyên thệ, mẹ của chú rể đã tiến tới và có những hành động kiểm tra cô dâu như kiểm tra mũi, miệng, tai. Cuối cùng, người mẹ nhìn vào vòng 1 của cô dâu, khiến cô lo lắng và dùng tay che lại.
Sau đó, chuyển sang phân cảnh một chiếc xe Audi chạy trong thành phố kèm câu nói, tạm dịch rằng "quyết định quan trọng phải được cân nhắc cẩn thận". Video quảng cáo mong muốn hướng đến nội dung những chiếc xe Audi đều được kiểm tra kỹ càng.
Tuy nhiên, video này khiến khán giả phẫn nộ, cho rằng Audi đang không tôn trọng phụ nữ, phân biệt giới tính. Sau đó, thương hiệu này đã lên tiếng xin lỗi và cho rằng đoạn video quảng cáo đã đi lệch hướng và những giá trị mà thương hiệu theo đuổi từ trước đến nay.
Pepsi bị phản ứng vì "hạ thấp" một phong trào
Năm 2017, Pepsi tung ra đoạn video quảng cáo với nữ chính là người mẫu Kendall Jenner trong bối cảnh một cuộc biểu tình. Kendall Jenner đã đi tới, đưa cho một sĩ quan cảnh sát lon Pepsi như một lời hòa giải. Vị sĩ quan đã nhận lon Pepsi trong sự hò reo của nhiều người xung quanh.
Pepsi cho biết đoạn quảng cáo này là động thái nhằm thúc đẩy sự thống nhất, hòa bình trên toàn cầu nhưng lại khiến dư luận bức xúc. Đa phần mọi người cho rằng video quảng cáo trên như gián tiếp "tầm thường hóa" phong trào Black Lives Matter, biến một cuộc biểu tình giống như một bữa tiệc vui vẻ.
Sau đó, Pepsi đã gỡ đoạn quảng cáo trên kèm theo lời xin lỗi gửi tới khách hàng.