TheímậtgiúpNewYorkTimesthuphíbáochíthànhcôngnhấtthếgiớketwuabongdao kết quả kinh doanh được công bố, năm 2022, New York Times(hay The Times) ghi nhận doanh thu 2,3 tỷ USD, trong đó 1,55 tỷ USD đến từ báo in (gần 574 triệu USD) và thu phí điện tử (978 triệu USD), 523 triệu USD từ quảng cáo, 232 triệu USD từ nguồn khác.
New York Timescho người dùng truy cập miễn phí một số bài báo mỗi tháng trước khi hiển thị tường phí (paywall) yêu cầu họ đăng ký tài khoản với chi phí ban đầu chỉ 1 USD/tuần. Năm ngoái, 8,8 triệu độc giả đã đăng ký đọc báo trả tiền trên website và 730.000 người đăng ký mua báo in. Như vậy, hơn 92% thuê bao củaNew York Timeslà điện tử.
Theo từng năm, The Timesdần chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng thuê bao, cho thấy hướng đi đúng đắn. Doanh thu từ thu phí đã vượt qua doanh thu quảng cáo. Đây là thay đổi đáng kể và quan trọng vì các nhà xuất bản thường sống nhờ vào quảng cáo. Điều ấn tượng nhất là lần đầu tiên doanh thu kỹ thuật số của báo vượt qua doanh thu báo in vào năm 2021.
New York Timesluôn là một trong những tờ báo được lưu hành phổ biến nhất thế giới. Trước khi ra mắt mô hình thu phí, một nửa doanh thu của báo đến từ báo in và quảng cáo trực tuyến. Phần còn lại từ các nguồn như giấy phép, in ấn thương mại, tổ chức sự kiện… Tuy nhiên, sau khi doanh thu thường niên giảm hơn 500 triệu USD từ năm 2006 đến 2010, báo quyết định thay đổi.
Năm 2011, The Timestriển khai mô hình thu phí kỹ thuật số, đặt một phần nội dung sau các bức tường phí. Ban lãnh đạo đặt cược vào việc độc giả sẵn sàng trả tiền để truy cập nội dung chất lượng cao. Dù khởi đầu khó khăn, doanh thu báo in và quảng cáo giảm dần, người dùng khó chịu vì không còn được đọc miễn phí, chiến lược thu phí của báo có tín hiệu tích cực. Năm đầu tiên, doanh thu thu phí đạt 47 triệu USD và đến năm 2022 đã tăng hơn 20 lần. Tại thời điểm này, New York Timeslà website có nhiều người dùng trả phí nhất thế giới.
Trong thời đại báo chí ngày càng lép vế trước các công ty truyền thông mạng xã hội về quảng cáo, câu chuyện của New York Timeslà một kỳ tích. Họ đã làm thế nào để có thể thành công trong khi nhiều tờ báo khác sụp đổ và biến mất? Theo Kinsey Wilson và Tristan Boutros, những người giúp dẫn dắt cuộc chuyển đổi số của tòa soạn, có 5 chủ đề chính xuất hiện, hình thành cơ sở cho cách tiếp cận mà The Timestheo đuổi.
Theo Boutros và Wilson, sự bùng nổ số lượng đăng ký là nhờ tận dụng tốt dữ liệu khách hàng để làm tiếp thị. Chúng được cá nhân hóa để thu hút độc giả và dẫn họ đến quyết định đăng ký.
Trước đây, cơ chế mời gọi của báo khá thô sơ: cho độc giả đọc 10 bài, gặp tường phí và đăng ký hoặc không. Sau này, họ hiểu sâu hơn nhờ vào tần suất truy cập, mức độ tương tác với tờ báo, hồ sơ cụ thể để tính toán hành động tiếp theo, mang đến trải nghiệm có ý nghĩa để độc giả quay lại thường xuyên hơn và đăng ký.
Boutros mô tả The Timestrở thành một công ty dựa trên dữ liệu. Loại bán hàng dựa trên dữ liệu cá nhân hóa khá phổ biến với hãng lớn như Google, Amazon nhưng tương đối xa lạ với các tòa soạn lâu đời. The Timeslà ngoại lệ.
Tuy nhiên, quy trình tiếp thị hiệu quả chỉ là một phần. Chính sự thay đổi trong tư duy đã dẫn đến nhiều thử nghiệm hơn xoay quanh phát triển sản phẩm. Ứng dụng Cooking (nấu nướng) và Crossword (giải ô chữ) ra đời từ thử nghiệm như vậy. The Timescó nhóm vườn ươm riêng, Beta, phụ trách đưa ra thị trường các sản phẩm mới.
Wilson giải thích, Beta là nơi kết hợp giữa sản phẩm, thiết kế, quy trình, công nghệ, dữ liệu theo phong cách Silicon Valley. Sau hai tuần khám phá, tìm kiếm cơ hội thị trường, lợi thế cạnh tranh, họ sẽ nhanh chóng bắt tay vào thử nghiệm.
Thay đổi văn hóa tại The Times diễn ra dưới sự dẫn dắt của cựu Tổng biên tập Dean Baquet, một nhà báo thắng giải Pulitzer. Họ sẵn sàng thử nghiệm nhiều định dạng khác nhau, từ video 360, VR, Snapchat Discover đến podcast. Podcast tin tức hàng ngày The Dailythu hút hơn 40 triệu lượt tải và stream trong ba tháng đầu, nhận được sự chú ý từ cả độc giả lẫn giới chuyên môn.
Tất nhiên, không phải thử nghiệm nào cũng thành công. Chẳng hạn, The Timesđã phải khai tử ứng dụng Opinion hay NYT Now vì không có nhiều người dùng. Dù vậy, đó là một phần của quy trình, giúp họ nhận ra điểm mạnh - yếu của mỗi sản phẩm để điều chỉnh trong các thử nghiệm tiếp theo.
Ngày nay, nhiều công ty ở vào tình thế tương tự của The Times: dù báo điện tử là tương lai, phần lớn doanh thu vẫn đến từ các sản phẩm và kênh phân phối cũ. Nó dẫn đến câu hỏi một tổ chức nên đặt bao nhiêu tâm huyết khi mà mảng kỹ thuật số chưa đạt đến quy mô như mảng truyền thống. Phức tạp hơn là các kênh kỹ thuật số có thể mang về doanh thu trên mỗi giao dịch thấp hơn. The Timestừng trải qua giai đoạn gần 70% độc giả trả phí là qua hình thức điện tử nhưng 70% doanh thu lại đến từ báo in.
Tuy nhiên, New York Timesvẫn đi theo cách tiếp cận táo bạo, hướng đến tương lai và được đền đáp. Cựu CEO Mark Thompson đã tập hợp một ủy ban và dành phần lớn thời gian thảo luận về đích đến của tờ báo nhìn từ góc độ kỹ thuật số. Ủy ban này bao gồm 14 thành viên và giao trọng trách cho nhân vật giàu kinh nghiệm, Roland Caputo, để bảo đảm báo in vẫn đi đúng hướng. 13 thành viên còn lại (trong đó có Wilson) chỉ suy nghĩ về phiên bản điện tử.
Thành công của The Timesđến từ hợp tác hiệu quả giữa các phòng ban. Họ không thể xây dựng hay ra mắt điều gì nếu không nhìn từ góc độ biên tập, kết hợp giữa các nhân sự công nghệ, nhà thiết kế, kinh doanh, thương hiệu. Gần như mọi người đều tham gia.
Nhu cầu đối với hợp tác giữa các bộ phận trong tổ chức cũng cần thiết như thay đổi trong văn hóa. Theo truyền thống, tòa soạn thường làm việc vô cùng độc lập và rất ít liên quan đến kinh doanh. Song, với tư cách Tổng biên tập, Dean Baquet đã mang đến sự thay đổi quan trọng, bắc cầu giữa tòa soạn với kinh doanh. The Timesphải bảo đảm giá trị tin tức và chất lượng biên tập, nhưng đồng thời tìm ra cách đối thoại giữa hai bộ phận.
Thách thức lớn nhất đối với chuyển đổi số báo chí chính là bản thân các nhà báoTương tự, các nhà thiết kế ngồi lại với đội ngũ kỹ thuật. Họ dần xóa bỏ bức tường ngăn cách giữa các nhóm khác nhau. Đây không phải điều đơn giản nhưng The Timesđã làm được nhờ vạch ra chiến lược và hướng đi rõ ràng, giúp mọi người tin tưởng và hình dung được cách giải quyết công việc như thế nào, lý do cho việc họ đang làm. Đặc biệt, với các nhân viên mới, họ hiểu được sứ mệnh của tổ chức, cách vận hành, giá trị cốt lõi...
Mỗi bộ phận có một mục tiêu nhưng phù hợp với tầm nhìn và chiến lược của công ty. Tất cả lộ trình đều minh bạch và công khai với mọi người. The Timestổ chức một chương trình để các nhóm trình bày lộ trình của mình, giúp người khác tìm hiểu thêm về công việc đang làm và tương lai của sản phẩm.
Khi đã có quy trình, lãnh đạo, phối hợp giữa các đội nhóm, yếu tố còn lại là bộ giải pháp công nghệ hiện đại. Hệ thống công nghệ của The Timesrất rộng lớn, bao gồm hàng trăm thành phần, từ công cụ quảng cáo đến tiếp thị, thanh toán. Cựu Giám đốc công nghệ Nick Rockwell gặp thử thách khi phải xây dựng lại nhiều công cụ và hệ thống lõi để thực sự mang lại trải nghiệm đa nền tảng (desktop, di động, ứng dụng, tablet) cho khách hàng.
Theo Wilson và Boutros, họ đã dành khoảng 1/3 ngân sách cho kiến trúc nền của tờ báo. Khi đã trình bày rõ ràng chiến lược với ban lãnh đạo, mọi người đều hiểu cần phải làm lại nền tảng kỹ thuật. Họ đảm bảo lộ trình minh bạch, rõ ràng, các bộ phận khác thấu hiểu công việc mà nhóm đang làm và nó không xung đột với bất kỳ dự án nào.
(Tổng hợp)