- Chúng ta rất khó quan sát Sao Thủy bởi nó luôn gần Mặt Trời,ệcquansátSaoThủytừTráiĐấtdiễnrathếnàkèo bong da tv và thường bị lu mờ đi bởi ánh sáng của Mặt Trời.
Giải thích hiện tượng Nhật thực theo dạng hình học
Những thiên thạch lớn nhất trên Trái Đất từng được tìm thấy
Khái niệm về người ngoài hành tinh có từ khi nào?
Sao Thủy thường có thể quan sát bằng ống nhòm hay thậm chí bằng mắt thường và chỉ xuất hiện trong thời điểm ngắn trong lúc chạng vạng. Sao Thủy, giống như một vài hành tinh và những ngôi sao sáng nhất, có thể nhìn thấy trong những lần nhật thực toàn phần.
Giống như Mặt Trăng và Sao Kim, Sao Thủy cũng trải qua các pha khi nhìn từ Trái Đất. Nó ở pha "mới" tại vị trí giao hội gần và pha "tròn" tại vị trí giao hội xa so với Trái Đất. Nhưng hành tinh gần như không thể quan sát được vì cả hai vị trí này nó đều bị lu mờ dưới ánh sáng Mặt Trời.
Theo Wikipedia, thời điểm quan sát Sao Thủy tốt nhất khi nó ở pha lưỡi liềm hoặc trương huyền, tuy lúc này nó mờ hơn và cần kính thiên văn hoặc ống nhòm mới có thể thấy được hình ảnh của pha Sao Thủy. Pha lưỡi liềm đầu tiên và trương huyền cuối cùng của hành tinh xuất hiện khi nó có góc ly giác lớn nhất tương ứng ở phía đông và phía tây. Ở cả hai vị trí, khoảng cách góc từ Sao Thủy đến Mặt Trời thay đổi từ 17,9° khi nó ở điểm cận nhật đến 27,8° khi ở điểm viễn nhật.
Đứng trên mặt đất, tại những vĩ độ nhiệt đới và cận nhiệt đới, có thể quan sát Sao Thủy dễ hơn so với khi đứng tại những vùng có vĩ độ cao hơn. Ở vĩ độ ở vùng ôn đới, có thể quan sát Sao Thủy dễ hơn khi đứng ở Nam bán cầu Trái Đất so với ở Bắc bán cầu. Điều này là do góc ly giác cực đại ở phía tây Mặt Trời xuất hiện khi quan sát hành tinh vào thời điểm đầu mùa thu ở bán cầu nam, trong khi góc ly giác cực đại ở phía đông xuất hiện vào cuối mùa đông cũng ở bán cầu nam. Trong cả hai trường hợp, góc quan sát Sao Thủy hợp với mặt phẳng hoàng đạo là lớn nhất, cho phép hành tinh mọc vài giờ trước Mặt Trời mọc và lặn vài giờ sau khi Mặt Trời lặn trong mỗi trường hợp tương ứng, tại vĩ độ ôn đới ở nam bán cầu, như ở Argentina, Chile và Nam Phi.
Ngược lại, tại những vùng vĩ độ ôn đối bắc bán cầu, Sao Thủy luôn chỉ lên cao vài độ so với chân trời; do đó khó và chỉ có thể quan sát được trong thời gian ngắn. Khi quan sát hành tinh này cần phải có kính lọc để giảm ảnh hưởng của ánh sáng Mặt Trời.
Nếu quan sát qua các kính thiên văn mặt đất thì chúng ta chỉ quan sát được Sao Thủy ở phần bán cầu sáng và chỉ thu được chi tiết bề mặt giới hạn. Tàu không gian đầu tiên trong số hai tàu từ trước đến nay (2013) thăm dò Sao Thủy đó là tàu Mariner 10, nó gửi về hình ảnh của 45% diện tích bề mặt hành tinh trong hai năm 1974 và 1975. Tàu thứ hai MESSENGER, sau ba lần bay qua Sao Thủy trong các năm 2008 tới 2009, nó đi vào quỹ đạo cực quay quanh Sao Thủy vào ngày 17 tháng 3 năm 2011, và gửi về dữ liệu gần như toàn bộ bề mặt hành tinh và những dữ liệu cần thiết khác.
Ngoài ra người ta thường quan sát Sao Thủy bằng kính viễn vọng không gian Hubble, tuy nhiên không phải lúc nào cũng quan sát được Sao Thủy, do những thủ tục cần thiết để bảo vệ thiết bị camera khi hướng trực tiếp về phía gần Mặt Trời.
Các nhà khoa học dự kiến đã từng phát đi thông điệp cho người ngoài hành tinh về sự tồn tại của Trái Đất?