Nhà thơ Tòng Văn Hân chia sẻ với VietNamNet,ácgiảMẹtôichửikẻtrộmlêntiếngvềchùmthơgâytranhcãxem kết quả bóng đá hà lan đã gửi bài đi dự thi thì ai cũng mong muốn được giải và khi nhận được giải B - một cuộc thi uy tín do Văn Nghệ tổ chức nên ông rất vui. "Tôi nhận thấy phong cách viết thơ của mình được nhiều người yêu quý", nhà thơ Tòng Văn Hân chia sẻ.
Nhà thơ Tòng Văn Hân. |
Tuy nhiên, chùm thơ của ông đã gây nên nhiều ý kiến tranh cãi sau khi đoạt giải cao tại cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ. Nhà thơ Tong Văn Hân chia sẻ, ông làm thơ chủ yếu để ghi chép lại những gì diễn ra xung quanh cuộc sống của bản thân, gia đình, bản làng để phục vụ cho chính cộng đồng của mình. Nếu viết cho dân bản mà hàn lâm, cao siêu, hoa mỹ quá sẽ không phù hợp với họ.
"Tôi thấy có người thích những bài thơ của tôi vì sự mới lạ, sự trong sáng thậm chí là ngô nghê. Có người quen với những bài thơ niêm luật chặt chẽ rồi nên khi đọc thơ tôi lại cảm thấy lạ lẫm và chưa quen. Có người bảo đó không phải là thơ. Có người cảm cái hồn cốt của bài thơ chứ không phải bắt bẻ câu từ để soi tính nghệ thuật. Tôi nhấn mạnh là tôi sáng tác thơ chủ yếu để phục vụ bà con đồng bào mình. Khen hay chê là tuỳ thuộc cảm nhận của mỗi người", nhà thơ Tòng Văn Hân chia sẻ.
Là người dân tộc Thái, sinh ra và lớn lên ở Điện Biên, nhà thơ Tòng Văn Hân chia sẻ, ông làm thơ cũng xuất phát từ việc muốn giải toả cảm xúc nội thân, ghi lại hình ảnh về những gì diễn ra ở bản làng, ở cộng đồng dân tộc của mình.
"Cách sống và quan niệm sống của người dân tộc Thái chúng tôi mang tính cộng đồng rất cao. Người Thái tuyệt đối không chửi bới mỗi khi mất trộm vì họ quan niệm bộ phận nào trên cơ thể con người cũng có hồn vía, mình chửi thì miệng lưỡi của mình sẽ ô uế. Và khi đã ô uế thì sẽ bị ốm đau, làm ăn không tốt, nuôi con cái không lớn và buôn bán không may mắn.
Người ta giải quyết theo hướng vừa giữ thể diện cho người trộm, vừa an ủi người bị mất trộm. Sau khi hai bên hoà giải xong, nếu người ăn trộm còn nhỏ (chưa ra ở riêng) thì bố mẹ phải có trách nhiệm giáo dục con. Gia đình người ăn trộm sẽ nấu bữa cơm ấm cúng, thết đãi những người sang họp bàn để thay cho lời xin lỗi. Trong bữa cơm, mọi người sẽ chúc cho người ăn trộm làm ăn may mắn. Tôi lấy hình ảnh đó viết thành bài thơ Mẹ tôi chửi kẻ trộm", tác giả chia sẻ.
Nhà thơ Tòng Văn Hân chia sẻ thêm, bài Làm rể cũng là sáng tác dựa trên nếp sống, phong tục và văn hoá của người Thái. Những cặp vợ chồng mới cưới mỗi khi đi làm nương xa thường dựng một cái lán ở nương để nghỉ buổi trưa. Hình ảnh đó tạo cho tôi cảm hứng để viết nên bài thơ. Tư tưởng mà tôi muốn gửi gắm trong bài thơ này đó là nhờ tình yêu mà cái gì họ cũng có thể vượt qua được. Và bài Nhà dưới nhà trên cũng là hình ảnh tốt đẹp trong cộng đồng người dân tộc Thái. Có gì họ chia sẻ với nhau, có miếng ngon cũng gọi nhau và khi đi vắng thì nhờ trông nhà giúp cho nhau.
Trước đó, chia sẻ với VietNamNet, nhà thơ Trần Đăng Khoa - thành viên BTC cuộc thi cho biết ông đã đọc ý kiến trái chiều của đồng nghiệp và khán giả 2 ngày qua. Bài Mẹ tôi chửi kẻ trộm có tứ rất hay. Khác với những lời chửi cay độc của con người ở nông thôn khi mất gà như đầu tác phẩm Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, bài thơ miêu tả bà mẹ chửi trộm lại rất đặc biệt. Cụ thể, bà mẹ chửi trộm hiện lên rất đẹp, rất nhân văn. Chính vì có bà mẹ nhân ái như thế mà rồi con gái của bà được người mong làm con dâu. Vì họ biết đó là con nhà tử tế, có đạo đức.
Mẹ tôi chửi kẻ trộm Những lần lợn con nhà tôi bị mất Từ thuở bé đến giờ Tôi là đứa con gái dưới mức bình thường
|
Tình Lê
Bài thơ "Mẹ tôi chửi kẻ trộm" của tác giả Tòng Văn Hân gây tranh cãi vì được trao giải thơ. Người ủng hộ cho rằng tác phẩm có tính nhân văn, người phản đối nhận xét đó là phi thơ, ngô nghê, không xứng trao giải.