Vi Thị Kiên lại là sinh viên năm 3,ệnvềngườiphụnữtuổisinhviênnămđạihọcCầnThơthứ hạng của aj auxerre ngành Luật của ĐH Cần Thơ. Lớp học bắt đầu từ 18h30 -20h30, thứ hai đến thứ sáu. Trong đó, các sinh viên gồm nhiều lứa tuổi nhưng đa phần là các bạn trẻ, duy chỉ có bà là đặc biệt nhất.
Bà Kiên, sinh viên năm 3 Khoa Luật của Đại học Cần Thơ |
Học đại học lúc 61 tuổi
Bà Kiên quê ở tận Tri Tôn, An Giang. Do chiến tranh, bà chỉ học đến hết lớp 9 rồi nghỉ. Sau năm 1975, bà làm giáo viên dạy hợp đồng cấp 1.
“Lúc đó, tôi ước có được tấm bằng đại học nhưng gia đình nghèo nên ước mơ đó xa vời. Sau đó lại chiến tranh biên giới Tây Nam, quân Pol Pot tràn sang thị trấn Ba Chúc giết gần hết gia đình. Tôi cùng người chị chạy thoát và được người dân đùm bọc", bà Kiên kể và cho biết, việc dạy học cũng kết thúc từ đó.
Bà Kiên được cô Tuyền hướng dẫn làm bài |
Sau đó, bà lập gia đình, lần lượt sinh 4 người con, gồm ba trai, một gái và cùng chồng làm lụng, lo cho các con ăn học đến nơi đến chốn.
Đến giờ, các người con bà đều thành đạt, có công ăn việc làm ổn định. “Con tôi đứa làm bác sĩ, y sĩ, kỹ sư và bưu chính viễn thông”.
Khi thấy việc chăm lo gia đình, nuôi nấng các con đã hoàn thành, bà Kiên nghĩ đến chuyện đi học để lấy bằng đại học.
Bà Kiên tranh thủ để ôn tập bài vở trong lớp |
Tuy nhiên, hành trình đến giảng đường đại học không đơn giản. Đầu tiên là gia đình và người thân không ủng hộ.
“Chồng và các con không phản đối nhưng họ sợ tôi lớn tuổi, đi học gặp áp lực, căng thẳng không tốt cho sức khoẻ.Còn hàng xóm bảo, tôi 60 -70 tuổi rồi học làm chi, ở nhà chơi với con cháu hay đi du lịch cho sướng. Song, tôi vẫn quyết tâm đi học lại để có kiến thức cũng như thoả ước mơ có tấm bằng đại học”, bà kể và cho biết, may mắn sau đó người con trai thứ 3 ủng hộ việc học của mẹ.
Bà sôi nổi phát biểu trong lớp |
Bà Kiên đến Phòng GD-ĐT huyện tìm được hồ sơ và đăng ký học bổ túc THPT tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên.
Cuối năm học 12, bà đạt điểm trung bình các môn là 7,2. Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2017, khi bà đến phòng thi thì bị bảo vệ ngăn lại vì tưởng là phụ huynh.
"Kiểm tra giấy tờ xong, chú bảo vệ mới tin tôi là thí sinh nên cho vào”, bà Kiên nhớ lại.
Tốt nghiệp THPT, bà Kiên làm hồ sơ xét tuyển vào ngành luật của Trường ĐH Cần Thơ. Nói về lý do chọn ngành luật, bà Kiên giải thích: "Tôi lớn tuổi rồi, đâu có làm bác sĩ, kỹ sư được nữa. Tôi học luật có kiến thức nhiều hơn, để có gì thì tư vấn miễn phí cho bà con".
“Khi hay tin đậu đại học tôi mừng lắm. Thật lòng trước đó, tôi cứ nghĩ mình chỉ đậu tốt nghiệp cấp 3 là dữ lắm rồi, không ngờ đậu đại học. Cầm giấy báo trúng tuyển trên tay tôi mừng muốn khóc. Tôi nghĩ ước mơ mấy chục năm của mình đang phía trước nên cố gắng để hoàn thành", sinh viên tuổi 63 chia sẻ.
Sự học không bao giờ muộn
Ngày nhập học, bà Kiên từ An Giang xuống Cần Thơ để ở cùng người con trai và bắt đầu đời sinh viên. Việc học của bà gặp rất nhiều khó khăn, đến từ chính bản thân.
"Tôi lớn tuổi nên việc tiếp thu bài vở cũng không bằng các em, cháu. Ngoài ra, ngày xưa tôi không được học ngoại ngữ, tin học nên gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ giúp đỡ của giảng viên, các cháu học chung mà tôi đã vượt qua được những môn này”, bà nói và cho biết, đối với những điều gì chưa rõ sẽ nhờ giảng viên, các em, cháu cùng lớp giảng lại.
“Tôi học vì kiến thức nên phải học thật, thi thật”, bà nói.
Bà Kiên tranh thủ nhờ các em, cháu bạn bè cùng lớp giảng giải, chỉ cho sử dụng thêm về máy tính |
Ở nhà bà tranh thủ đọc thêm các sách Luật |
“Tôi muốn gửi thông điệp đến bạn trẻ là tuổi đời, tương lai các bạn, các em còn rất dài nên hãy học để có kiến thức. Học để làm người tốt, học để trở thành người có tài, có đức hữu dụng cho đất nước", bà Kiên gửi cảm hứng đến với mọi người.
Cô Nguyễn Thị Ngọc Tuyền, Phó trưởng bộ môn Luật Tư pháp (Khoa luật, Đại học Cần Thơ): "Hơn 13 năm đi giảng dạy, tôi cũng gặp nhiều trường hợp lớn tuổi. Đối với cô Kiên, tôi rất ngưỡng mộ. Cô bằng tuổi mẹ của tôi mà cô ấy rất cố gắng học tập tốt. Điểm kiểm tra của cô ấy cũng luôn nằm trong top những người có số điểm cao nhất”,
|
Võ Tấn Phát, lớp trưởng lớp của bà Kiên: "Cô Kiên đi học rất chăm. Cô lúc nào cũng đi học sớm nhất và thường ngồi đầu bàn nhất. Ngoài ra, cô chép đầy đủ những kiến thức của giảng viên dạy. Mình và các bạn trong lớp rất ngưỡng mộ cô Kiên, vì cô lớn tuổi mà vẫn quyết tâm học để biết thêm nhiều kiến thức”, Phát chia sẻ. |
3 cháu nhỏ ở xã Hải Bình (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) ra sông chơi bị đuối nước, rất may được người dân cứu sống.